Ẩn / Hiện Quảng Cáo

WHO: Omicron đặc biệt nguy hiểm với người chưa tiêm vắc xin

Thảo luận trong 'CHUYỂN ĐỀ SỨC KHỎE' bắt đầu bởi NguyenLong248, 14/1/22.

  1. 14/1/22 lúc 15:54

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    8,986
    Được thích:
    7,333
    WHO: Omicron đặc biệt nguy hiểm với người chưa tiêm vắc xin

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12.1 đã phátđi cảnh báo mới về mức độ nguy hiểm của biến chủng Omicron. WHO còn nêu rõ, nếu xem nhẹ biến thể này, các nước có thể phải trả cái giá rất đắt.


    Cảnh báo mới được WHO phát đi trong bối cảnh thế giới tuần qua ghi nhận 15 triệu ca nhiễm mới. Làn sóng lây nhiễm do biến thể Omicron gây ra chưa có dấu hiệu dừng lại. Thậm chí tại một số nước, nó còn đang dần thay thế biến thể Delta từng chiếm ưu thế trước đó.

    [​IMG]
    Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong chia sẻ với báo chí ngày hôm qua cho biết: “Omicron dù gây ra ít triệu

    chứng nặng hơn so với Delta nhưng vẫn là một biến thể nguy hiểm, nhất là với những người chưa tiêm chủng. Chúng ta không được phép chủ quan trước chủng virus này”.

    Ông Tedros khẳng định không được để Omicron tự do lây lan trong khi nhiều người trên thế giới chưa được chủng ngừa. Hiện tại, phần lớn những người nhập viện do Covid-19 trên thế giới là bệnh nhân chưa được tiêm chủng. Đặc biệt ở Châu Phi, nơi 85% người dân chưa được tiêm đủ liều vắc xin thì đây sẽ là khu vực rất dễ bị tổn thương.

    “Omicron với khả năng siêu lây nhiễm cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều ca bệnh nhập viện, tử vong hơn. Hệ thống y tế quá tải, nhân viên vì không chịu nổi áp lực mà xin nghỉ việc. Thiếu nhân lực sẽ khiến việckiểm soát dịch trở nên khó khăn. Chưa kể, nó cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện một biến chủng khác nguy hiểm hơn cả Omicron”, Tổng Giám đốc WHO nhận định.

    Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng một lần nữa kêu gọi phân phối công bằng vắc xin, tạo điều kiện cho những nước đang gặp khó khăn có thêm cơ hội tiếp cận nguồn cung. Ông tái khẳng định chỉ khi sự chênh lệch về tỷ lệ tiêm vắc xin được rút ngắn, đại dịch mới có thể được đẩy lùi.

    Trước đó, người đứng đầu WHO từng đặt mục tiêu sẽ có 10% dân số ở mỗi quốc gia được tiêm chủng đầy đủ vào tháng 9.2021, 40% đến cuối tháng 12.2021 và 70% vào giữa năm nay. Tuy nhiên theo thống kê, hiện có tới 90 quốc gia chưa thể hoàn thành mục tiêu 40%. Thậm chí, vẫn còn 36 quốc gia hiện nay chưa có nổi 10% dân số được chủng ngừa.

    ĐÌNH TOÁN (Theo AFP)
     

Chia sẻ trang này