-tên :ThanhTrang186 -số lượng người :2 -ngày đến :9h30 tối 29/8 -ngày về:31/8 cùng ae đi ĐN -yêu cầu phòng đơn hay đôi: 1phòng đơn
Em cũng làm 1 vé Tên : canhchimlacloai -Số lượng người :2 -Ngày đến : 21h30 ngày 29/8 -Ngày về:31/8 cùng ae đi ĐN -Yêu cầu phòng đơn hay đôi: 1phòng đôi
Đến Huế mộng mơ.....: -Tên : Star -Số lượng người : 4 + 2 bé -Ngày đến : 7 giờ sáng 29/8 -Ngày về: 31/8 cùng anh em đi ĐN -Yêu cầu phòng đơn hay đôi: 2 Phòng đôi
ACE tranh thủ đăng ký sẽ cập nhật và kết thúc vào ngày 20 tháng tám này,để có thời gian chuẩn bị chu đáo cho anh em hơn thanks!
còn nợ tiền cậu này...ngày đó gặp trả luôn nghe p/s úp cái cho anh em ghé huế đi giày chứ đừng đí dép (3c)
dạo này làm ăn khó khăn quá chắc không đủ tiền để góp cho hoàng tử và đường sắt đâu, để dành nuôn con thôi
Tài khoản online Vietcombank lúc nào cũng có sẵn hơn 30 triệu. mà cái chi cũng nợ hết. bón hèn gì người như con heo>
mình đăng ký một vé, mình cùng chuyến bay cùng:canhchimlacloai -Số lượng người :1 -Ngày đến : 21h30 ngày 29/8 -Ngày về:31/8 cùng ae đi ĐN -đơn hay đôi thì tuỳ.
anh em ở xa nhanh chân đăng ký nào. còn 20 ngày nữa thôi... tranh thủ tập luyện trước kẻo vào Huế gặp toàn sâu đỡ phải bỡ ngỡ nhé >
Các anh em chuẩn bị ghé Huế ,tranh thủ làm vài bài về Huế và con người Huế để anh em chiêm ngưỡng và tìm hiểu Bản sắc Huế Trong tâm thức của riêng tôi, Huế là một chấm nhỏ màu tím trên dải đất đậm đặc màu xanh nhiệt đới, hình chữ S, vốn là dáng nằm nghiêng tuyệt đẹp của mảnh đất Việt bên bờ biển Đông. Trong cái dáng nằm nghiêng của toàn thể địa thế Việt Nam, thành Huế, viên ngọc tím biếc ấy phát sáng ở trung tâm đất nước. Không hề là ngẫu nhiên, nằm giữa dải đất miền Trung nắng gió, trong cả một thời gian lịch sử của vương triều nhà Nguyễn, Huế là một kinh thành mĩ lệ. Theo cái nhìn phong thuỷ về thế đất truyền thống, Huế - viên - ngọc - tím dường như đã sẵn mang trong mình vị thế đế đô, có biển rộng mênh mang trước mặt, có núi Ngự Bình đứng cao vời ở phía sau lưng, sông Hương trôi chầm chậm uốn quanh thành nội. Giữa cái hình thế hoà hợp âm dương núi non sông biển ấy, kinh thành Huế lấp lánh ánh sáng tím thuỷ chung, đằm thắm, khiến ai đã đến một lần, thì không thể nào quên, như thi sĩ Văn Cao thuở nào, một lần qua Huế, đã quá nhung nhớ mà thốt lên : Sao nhớ nhung hoài vạt áo xanh… Còn Thu Bồn thi sĩ không nhớ nổi tà áo nào của Huế, bởi vì chàng loá mắt trước nón - Huế - mặt - trời: "Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy Nắng mênh mang mấy nhịp Tràng Tiền Nón rất Huế mà đời không phải thế Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng… " Ai đó đã nói, những người đầu tiên thiết kế và xây dựng Huế ắt là những người có mắt xanh tinh đời, biết đặt Huế vào đúng cảnh quan thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình, với ý tưởng hẳn hoi, là ''đóng khung'' Huế trong một phong cảnh kì diệu, từ núi Ngự Bình đến đồi Vọng Cảnh, đến phá Tam Giang và phá Cầu Hai, để sáng tạo nên cái tinh tế vi diệu của kinh thành Huế, trong sự thân mật gần gũi không bến bờ với cảnh sắc thiên nhiên. Nói cách khác, Huế là sự nhân tạo tinh vi được bổ sung tuyệt vời bởi thiên nhiên, vì thế, Huế xứng đáng là một kiệt tác thơ về kiến trúc đô thị. Thành Nội ở giữa lòng Huế được coi là mẫu mực về sự cân đối của cấu trúc và sự hài hoà với cảnh quan chung của toàn thể kinh thành Huế.
Và ''Huế thương'', như tên gọi một ca khúc lãng mạn về Huế lại còn rất Huế với các lăng tẩm xinh đẹp, u nhã của các vị vua nhà Nguyễn nằm ở phía Nam kinh thành Huế, trải dài dọc đôi bờ sông Hương cứ thao thiết miên man chảy mãi trong lịch sử mấy trăm năm vương triều Nguyễn… Những lăng tẩm đẹp đẽ này là do những người thợ tài hoa bậc nhất Việt Nam xây cất, và hiện diện hiền hoà, không phá vỡ phong cách chung của kiến trúc Huế, chúng gần như được bàn tay con người đặt để một cách hữu tình, nhập hoà vào lòng thiên nhiên Huế, mặc dù mỗi một lăng mộ vua chính là một kiến trúc riêng độc đáo…Thăm Huế, người du ngoạn không dễ gì bỏ qua lăng Gia Long nằm uy nghi trong vạt rừng già trầm mặc, lăng Minh Mạng lộng lẫy, lăng Tự Đức đầy suy tư thơ mộng, và lăng Khải Định oai phong, bề thế, dung hợp uyển chuyển kiến trúc Đông- Tây… Nhưng trên hết tất cả những cung điện, đền đài, lăng tẩm ấy, vẫn là vẻ đẹp của tâm linh Huế, của những con người xứ Huế, chủ thể sáng tạo ra Huế thơ, Huế đẹp, đã biết cách giữ gìn bản sắc Huế qua các thời kì lịch sử, cho đến ngày hôm nay, khiến Huế trở thành viên ngọc tím biếc trong kho tàng văn hoá của Việt Nam và của toàn nhân loại. Nhà văn xứ Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường có lý khi cho rằng, từ bao đời nay, trong lịch sử hình thành xứ Huế, đã có một tính cách Huế , như một nghệ thuật sống mang bản sắc Huế của riêng người xứ Huế. Ta có thể hầu như thuận theo cách đánh giá này của nhà văn và, bằng vào cái viết trong cả sáng tác lẫn nghiên cứu của ông, có thể gọi ông là một trong vài nhà Huế học mà không sợ quá lời. Theo nghiên cứu của Hoàng Phủ Ngọc Tường, những người Việt mở cõi và chiếm lĩnh Châu Hoá đầu tiên, chính là dân Nghệ Tĩnh, vào đầu thế kỉ 14, và cuối thế kỉ 16 , có đợt di dân thứ hai với Nguyễn Hoàng, là cư dân gốc Thanh Hoá. Thanh- Nghệ - Tĩnh là đất Việt cố cựu từ thời dựng nước, với cốt lõi Việt cổ là văn hoá Mường. Những giá trị Việt cổ này, cũng theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, còn được lưu giữ trong cộng đồng người Huế cho đến tận bây giờ, thí dụ trong tập quán ăn rau dại, có gốc từ văn hoá Mường. Còn văn hoá làng lại xuất phát từ cội rễ Thanh Nghệ Tĩnh, vốn là yếu tố căn bản thiết lập nên tính cách Huế , mà Hoàng Phủ Ngọc Tường khẳng định rằng: dù cách xa Huế bao đời, người Huế vẵn gắn bó mật thiết với ngôi làng nơi tổ tiên họ đã sinh ra, sống bằng chất dinh dưỡng của văn hoá làng, từ bài hát ru lúc chào đời đến điệu hò vĩnh biệt lúc nhắm mắt, tất cả đều là tiếng hát của những ngôi làng. Và ông kết luận một cách thuyết phục : Có thể nói, từ bản chất, người Huế là một nhà thơ đồng nội hơn là một cư dân đô thị. Có lẽ vì thế người Huế thích làm vườn hơn doanh nghiệp,(dù rằng lúc rời khỏi Huế, họ sẵn sàng trở thành những nhà kinh doanh đầy tài năng).