Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM ngày 21.4

Thảo luận trong 'CHUYỂN ĐỀ SỨC KHỎE' bắt đầu bởi NguyenLong248, 22/4/23.

  1. 22/4/23 lúc 09:19

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    8,990
    Được thích:
    7,334
    Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM ngày 21.4


    Số ca mắc Covid-19 trong ngày 20.4 ở TP.HCM là 163 ca, tăng gấp đôi so với ngày trước đó.


    Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ 16 giờ ngày 19.4 đến 16 giờ ngày 20.4, TP.HCM ghi nhận 163 ca mắc Covid-19, trong đó có 41 ca nhập viện, không có trường hợp cần thở máy xâm lấn.

    HCDC nhận định, số ca mắc Covid-19, số nhập viện do Covid-19 tại TP.HCM vẫn đang có chiều hướng tăng nhẹ. Để phòng bệnh, người dân cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc thông điệp V2K (vắc xin, khẩu trang, khử khuẩn), đặc biệt với người thuộc nhóm nguy cơ.

    Sở Y tế TP.HCM và các quận huyện đã khởi động chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ để hạn chế thấp nhất ca bệnh nặng do Covid-19.

    [​IMG]
    Tiêm vắc xin phòng Covid-19
    DUY TÍNH

    Trước đó, tại hội nghị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh năm 2023 do Bộ Y tế tổ chức, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng dự báo tình hình dịch bệnh năm 2023 diễn biến khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi.
    Dịch Covid-19 hiện vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát với các biến thể mới. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi (Marburg, cúm A/H5N1) tiếp tục xuất hiện và lây lan.

    Một số bệnh lưu hành như tay chân miệng, sốt xuất huyết, bệnh truyền nhiễm có vắc xin dự phòng cũng có nguy cơ gia tăng số mắc. Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng, tiêm vắc xin Covid-19 chưa đạt như mong muốn, số chưa tiêm chủng cao, khả năng miễn dịch giảm.

    Để công tác phòng chống dịch Covid-19 và các bệnh khác hiệu quả, ngoài chính sách, hoạt động của các cơ quan chức năng, Bộ Y tế kêu gọi sự chung tay phòng, chống dịch của người dân.

    https://thanhnien.vn/tinh-hinh-dich-benh-covid-19-tai-tphcm-ngay-214-185230421084915626.htm
     
  2. 22/4/23 lúc 09:20

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    8,990
    Được thích:
    7,334
    Số ca mắc COVID-19 tăng: Làn sóng dịch mới


    Dịp nghỉ lễ 30/4 là cơ hội để người dân đi lại, giao lưu, du lịch, tụ tập đông người hoặc cả nước sẽ có nhiều sự kiện lớn như các lễ hội du lịch... Điều này sẽ tạo nguy cơ cao cho dịch lây lan, làm gia tăng ca nhiễm.


    Các chuyên gia dịch tễ đều có chung nhận định các địa phương cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ cao.

    PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam - cho hay, số mắc COVID-19 đang gia tăng trở lại vì sau một thời gian tiêm vắc xin miễn dịch giảm và miễn dịch của người đã nhiễm bệnh cũng giảm nên các đối tượng này tiếp tục có nguy cơ mắc lại.

    Về việc sau dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 tới đây có hay không nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 như năm 2021, TS Phu nói: “Dù số ca mắc có gia tăng, nhưng để dịch bùng phát lớn, gây quá tải cho hệ thống y tế hay là số ca tử vong tăng như đợt dịch của TPHCM và miền Nam trước đây là không xảy ra vì hiện biến chủng phụ dù lây lan nhanh nhưng vẫn là biến thể của chủng Omicron, chủ yếu gây bệnh nhẹ, không gây ra triệu chứng nặng”.

    [​IMG]
    Đeo khẩu trang là biện pháp phòng dịch quan trọng

    Tuy nhiên, theo chuyên gia này, ngành y tế cũng phải đánh giá lại nguy cơ của COVID-19 xem liệu có xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm, gây diễn biến nặng, các triệu chứng nguy hiểm hay có thể vô hiệu hóa vắc xin chúng ta đang sử dụng hay không. Từ đó, sẽ có cảnh báo cho người dân, đưa ra các phản ứng phù hợp để không bị bất ngờ, để chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Các địa phương đặc biệt lưu ý bảo vệ đối tượng nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, người chưa tiêm vắc xin) vì khi nhiễm bệnh dễ chuyển nặng phải nhập viện, gây quá tải hệ thống y tế và tăng tỷ lệ tử vong. Do đó, cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo quy định Bộ Y tế.

    Tiếp tục giám sát sự lưu hành của COVID-19

    Thống kê của Bộ Y tế những ngày gần đây cho thấy số ca mắc liên tục tăng. Ngày 20/4, Việt Nam ghi nhận 2.464 ca COVID-19, tăng 302 trường hợp so với 24 giờ trước và còn 109 bệnh nhân nặng điều trị. Đáng chú ý, số ca thở máy tăng thêm 7 ca sau 1 ngày. Theo ông Phu, đợt tăng ca nhiễm mạnh này là một làn sóng dịch mới. Tuy nhiên, lợi thế là Việt Nam đã có hiểu biết nhiều về COVID-19, năng lực phòng, chống dịch tăng lên, cách đáp ứng tăng lên và đặc biệt là linh hoạt hơn. Thời gian tới, Việt Nam vẫn nên tiếp tục giám sát sự lưu hành của COVID-19 để có đủ điều kiện cũng như là đủ năng lực để ứng phó khi có bất cứ sự thay đổi nào về mô hình dịch cũng như là chủng virus. “Dựa trên nguyên tắc nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó, Việt Nam cần phải đánh giá đúng nguy cơ, sẽ đưa ra kịch bản đáp ứng phù hợp không ảnh hưởng kinh tế. Trước sự gia tăng ca nhiễm trên thế giới, chẳng hạn như Ấn Độ, đặc biệt là sự xuất hiện biến thể XBB.1.16 lây lan nhanh hơn, chúng ta cần phải nhận thức rõ: vì dịch COVID-19 chưa ổn định nên Tổ chức Y tế Thế giới chưa tuyên bố chấm dứt là Sự kiện y tế công cộng khẩn cấp đáng quan ngại”, ông Phu nói. Việt Nam đã có những biện pháp nới lỏng nhưng vẫn kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, đặc biệt bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương. Do đó, Việt Nam cố gắng kiểm soát không để dịch bùng phát mạnh, đặc biệt không để gây quá tải hệ thống y tế.

    “Việt Nam vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với thách thức của dịch bùng phát. Trong thời gian chống dịch vừa rồi, hệ thống y tế dự phòng có những tổn thương nhất định, do đó, cần rút kinh nghiệm để phòng, chống dịch tốt hơn”. PGS.TS Trần Đắc Phu.

    “Để dự phòng cá nhân cho mình trước việc tăng số ca nhiễm mới, mọi người cần thực hiện tốt như đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách tại khu vực nguy cơ, rửa tay khử khuẩn… Những người có triệu chứng nghi ngờ và những người tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ phải đeo khẩu trang. Mọi người cần đeo khẩu trang để phòng bệnh cho mình và cộng đồng nhất là đối tượng dễ bị tổn thương những người cao tuổi, người mắc bệnh nền, thai phụ…”, ông Phu khuyến cáo.

    https://kenh14.vn/so-ca-mac-covid-19-tang-lan-song-dich-moi-20230421074521926.chn
     
    Benlecuocchoi thích bài này.

Chia sẻ trang này