em sinh năm 97 ạ..đang học điện thoại mà ông anh em dạy sửa nhưng cũng không biết đo máy... chỉ biết đo thông thui.. bác nào có ít kinh nghiệm hay bài nào tỉ mỉ share em với..em cũng tìm hiểu trên mạng rùi mà nhiều khi đo chả thấy nó giống... em hay thấy mn nói là đo tổng trở, trở kháng, chạm mass... mà em hơi khó hiểu..giup em với :cry::cry: cho em hỏi cach đặt que để đo vào đầu tụ ạ... ví dụ đo chạm thì đỏ chấm mass đen vào càn đo....thì que đen mình cho vao 1 đầu tụ nếu 1 đầu lên kim còn đầu kia không lên là tụ tốt ạ..em đang thắc mắc cái này
đưa đồng hồ đo về thang 10k ( loại đồng hồ đo kim ),que đen chấm mass - qua đỏ chấm vào chỗ cần đo,nếu kim đồng hồ không nhúc nhích thì mất trở kháng ( đứt đường ) - kim đồng hồ lên hết đồng hồ như khi chạm 2 que vào nhau là chạm mass - kim đồng hồ lên ít nhiều ( tùy trở kháng từng vùng ) thì là có nội trở bình thường chúc em có thêm chút ít kinh nghiệm và thành công trong nghề mình chọn
cảm ơn anh ạ.... đo như thế không cần cấp nguồn cho main à anh. sao em đưa vè như anh đo 2 đầu tụ sao đều lên hết kinm nhỉ :cry:
chỉ thì chỉ ko chỉ thì thôi phá người ta chi que đỏ chấm mass que đen dò điểm đo nếu như đo thông đo trở kháng ,còn đo vol thì đen âm đỏ dương
em nói thật em cũng ngu cái này lắm trước hóc qua ông anh nhưng không có dạy cái này cũng mong anh em có kinh nghiệm hiểu biết bớt chút thời gian chia sẻ em học cùng với ạ
Tốt hơn hết bạn bỏ chút thời gian, học một khoá căn bản, lớn tuổi mới học không vô, còn trẻ như bạn học khoá 3 tháng lả đo ok.
1. đo áp: chọn thang phù hợp(đt=10v), đen chấm mass và đỏ vào điểm cần đo 2. đo nội trở: thang x10 hoặc x100, đen chấm mass và đỏ tới điểm cần đo...kim lên là có nội trở 3. dò đường chạm mass: thang x1, chập 2 que đo lại chỉnh đồng hồ về 0 Ohm. Đỏ chấm mass, đen chấm điểm cần ktra...giá trị = 0 Ohm là chạm mass
Trước tiên phải biết cái đồng hồ, trên đó có cái gì, đọc thông số nó ra sao? Đồng hồ kim có 4 chức năng đó ( Ôm, DCMa, DCV, ACV) thông thường ta dùng 2 thằng đó Ôm, và đo vol , DVC - Đo Om có các thang x1,x10,x100,x1k, x10k ( giá trị các nấc thang đo) tùy người dùng quen muốn dùng nấc nào cũng dc quan trong phải biết xoay sở : ví dụ dùng x1 mà đo kim ko nhúc nhích, cái nào ko phải đứt đường có thể con trở nó có trị số quá lớn, phải biết nâng lên thang x1k, x10k đo lại mới chính xác -Đồng hồ kim có 2 que, mặc định đỏ là dương, đen là âm Cách đo thì tùy nguoif dùng thang nào cơ bản có cách đo như thế này: -Đo trở kháng , để thang Om, nâc x10, que đen chấm mass, que đỏ chích vào chổ cần đo ( kim lên là có trở, kim ko lên là ko có trở -Đo thông mạch: chạm 2 que vào nhau kim múc chỉ, que đen chấm chổ đầu tiên của mạch cần đo, que đỏ chích vào chổ cuối của đoạn mạch , kim lên múc chỉ như chạm 2 que vào nhau là mạch tốt, còn kim ko lên là đứt, kim lên ko giống như chạm 2 que thì nên xem lại sơ đồ xem có con trở nào trên đoạn mạch đó -Đo thông mass , hay gọi là đo chạm; chọn thang ôm x1, que đỏ chấm mass, que đen chích vào chổ cần đo, kim lên là có chạm, kim ko lên là tốt : ví dụ pan hao nguồn trực tiếp trên main: thang x1, que đỏ xuống mass, que đen chích vào chân + Pin, main tốt kim ko lên, còn main chạm kim sẽ lên, lên nhiều là hao nhiều và ngược lại Chú ý, đo trở kháng mạch ko cần cáp áp Đo vol : cần cấp áp vào mạch Chọn DCV thang đo 10 ( max hiển thị thấy dc là 10v), que đen xuống mass, que đỏ chọt vào điểm cần đo: kim lên bao nhiu nhìn số đó là số vol ta đo được, chú ý khi đo áp đường đèn, chọn thang 50 mói thấy kim lên dc > 10v ngoài ra còn có đo tụ, đo điot, nên học thêm từ google, chúc bạn thành công
khuyên bạn nên tìm một ông thày giỏi mà học.còn không cứ làm một khóa điện tử căn bản ở 1 trung tâm nào đó cũng dc rồi hãy tính việc học sửa điện thoại
Đôi lời góp ý chủ thớt muốn đo sử dụng đồng hồ VOM thì trước hết thớt phải biết nguyên lý hoạt động của từng linh kiện trước đã (R,C,L......) ,rồi tính đến chuyện đo đạc! Ví dụ: tụ C thường là 1 đầu chạm mass và 1 đầu kia là đường tín hiệu....v.v.., sau đó thớt học sang sử dụng đồ hồ VOM sẽ dễ hiểu hơn! chúc thành công.
bạn nên nhớ đo như bạn là đo nguồn chập thứ cấp ( nếu chưa biết đo thứ cấp là gì thì bạn nên tìm lại ông thầy dạy mình ) bố trí linh kiện trên main điện thoại sẽ có những con linh kiện bạn đo kiểu đó nó không lên trở kháng ( cái này sẽ tùy vào loại đồng hồ mình sử dụng - bên mình vol đo bằng đồng hồ điện tử - trở kháng đo bằng đồng hồ kim - lí do tại sao thì khi bạn làm máy iphone 5s trở về sau sẽ hiểu chúc bạn thành công
về lí thuyết thì thế còn thực tế thì e chỉ cần đo nó có thông hay ko .nó có bị chạm mass hay ko? nội trở của cái mạch cần đo nó có điều gì bất thường ko thôi mà .chỉ 1 số ít những cái mới cần đo trị số chính xác thôi mà .cứ đơn giản hóa mọi vấn đề đi nghĩ nó đơn giản thì nó đơn giản nghĩ nó phức tạp thì nó ra phức tạp mà
cho em hỏi cach đặt que để đo vào đầu tụ ạ... ví dụ đo chạm thì đỏ chấm mass đen vào càn đo....thì que đen mình cho vao 1 đầu tụ nếu 1 đầu lên kim còn đầu kia không lên là tụ tốt ạ..em đang thắc mắc cái này
[TABLE="width: 120%"] [TR] [TD] Bài 1 - Linh kiện trên điện thoại di động [/TD] [TD] [/TD] [/TR] [TR] [TD="colspan: 2"][TABLE="width: 750, align: center"] [TR] [TD]· Điện trở (R)Ký hiệu, đơn vị - Trên các sơ đồ nguyên lý, điện trở có ký hiệu là R , ví dụ R107 trên main Iphone 5s - Đơn vị của điện trở là ôm (Ω) , và có các bội số là KΩ, MΩ 1KΩ = 1000 Ω 1MΩ = 1000.000 Ω = 1000 K ΩHình dáng của điện trở trên vỉ máy điện thoại ( Quan sát thực tế trên main ) - Hình dáng: điện trở có thân mầu đen, hai đầu mầu sáng của thiếc kim loại - Các linh kiện có thân mầu nâu là tụ điện.Chức năng của điện trở trên mạch - Điện trở có tác dụng hạn chế dòng điện đi qua một phụ tải tiêu thụ - Tạo ra một điện áp theo ý muốn khi đấu các điện trở mắc nối tiếp thành cầu phân áp - Dẫn điện hoặc dẫn tín hiệu đi qua và điều chỉnh được dòng điện qua mạch theo ý muốn khi thay đổi trị sốPhương pháp kiểm tra điện trở trên mạch - Để đo điện trở trước hết bạn cần biết hoặc dự đoán được giá trị gần đúng của điện trở là bao nhiêu. - Ví dụ: Các điện trở nối tiếp trên đường cấp nguồn thì thường có giá trị ôm (Ω) nhỏ và công suất lớn (công suất tỷ lệ với kích cỡ của điện trở) - Nếu bạn không đoán được, bạn cần đối chiếu linh kiện trên vỉ máy sang sơ đồ vị trí để biết đó là R bao nhiêu?từ đó đối chiếu sangsơ đồ nguyên lý để biết giá trị ôm (Ω) của điện trởĐo vào hai đầu điện trở xem giá trị là bao nhiêu, nếu giá trị đo được mà lớn hơn trị số của điện trở thì bị đứt,nếu nhỏ hơn hoặc bằng là bình thường, nhỏ hơn là do có trở kháng của mạch đấu song song với điện trở 2 - Tụ điện (C)Ký hiệu và đơn vị : Trên sơ đồ nguyên lý, tụ điện có ký hiệu là chữ C, ví dụ C118_RF & C119_RF trên iphone 5s - Đơn vị của tụ điện là Fara, trong thực tế 1 Fara có giá trị rất lớn lên người ta thường lấy giá trị Pico Fara, Nano Fara hay Micro Fara để ghi trị số cho tụ . - 1µ Fara = 10[SUP]-6[/SUP] Fara - 1nF = 10[SUP]-3[/SUP] µ F = 10[SUP]-9[/SUP] F - 1pF = 10[SUP]-3[/SUP] nF = 10[SUP]-6[/SUP] µ F = 10[SUP]-12[/SUP] F - 1µ F = 1000 nF = 1000.000 pFHình dáng của tụ điện trên vỉ máy điện thoại (Quan sát thục tế trên main) - Hình dáng: tụ điện có thân mầu nâu, hai đầu mầu sáng của thiếc kim loại - Tụ có trị số điện dung càng lớn thì kích thước càng to - Các linh kiện có thân mầu đen là điện trở Chức năng của tụ điện trên mạch - Tụ điện có tác dụng ngăn điện áp một chiều, cho phép tín hiệu cao tần đi qua - Lọc bỏ các tín hiệu cao tần trên các đường điện áp tần số thấp hoặc điện áp một chiều. Tụ trị số lớn thì được sử dụng trong các mạch lọc cho điện áp một chiều bằng phẳngPhương pháp kiểm tra tụ điện trên mạch - Các tụ điện trên điện thoại khi bình thường chúng có trở kháng bằng vô cùng (R = ∞ ) vì vậy nếu bạn kiểm tra trở kháng của tụ thấy có trở kháng thấp là biểu hiện của tụ bị dò, nếu R = 0Ω là tụ bị chập - Tụ điện có tỷ lệ hỏng rất ít, nhưng khi tụ đã bị hỏng thường gây ra những bệnh về chất lượng nên rất khó xác địnhđể kiểm tra sửa chữa. - Để đo tụ điện, bạn để đồng hồ ở thang 1KΩ đo vào hai đầu tụ, đo hai chiều và tính theo chiều có trở kháng cao hơn,nếu tụ có trở kháng lớn là được, nếu trở kháng nhỏ thì bạn cần tháo hẳn ra khỏi mạch để đo. o 3 - Cuộn dây (L)Ký hiệu và đơn vị : - Trên sơ đồ nguyên lý, cuộn dây có ký hiệu là chữ L, ví dụ L17_RF trên main iphone 5s Đơn vị của cuộn dây là HenrryHình dáng của cuộn dây trên vỉ máy điện thoại (Xem thực tế trên main)Chức năng của cuộn dây trên mạch Cuộn dây có tác dụng ngăn tín hiệu cao tần, cho tần số thấp đi qua, trên các đường nguồn, cuộn dây được kết hợp với tụ để lọc nhiễu cao tần.Trong các mạch tăng áp, cuộn dây được sử dụng để tạo ra điện áp cảm ứng sau đó điện ápNày được chỉnh lưu để lấy ra điện áp một chiều có giá trị cao hơn điện áp đầu vào Phương pháp kiểm tra cuộn dây trên mạch[/TD] [/TR] [/TABLE] [/TD] [/TR] [/TABLE] - Các cuộn dây trên vỉ máy thường có trở kháng thấp khoảng 1 - 2 Ω vì vậy bạn chỉ cần đo trở kháng trên cuộn dây thấy có trở kháng thấp là được, nếu đo thấy trở kháng cao là cuộn dây bị đứt. Đo cuộn dây bằng thang x1Ω thấy kim lên sấp sỉ = Ω là bình thường, nếu kim lên ít là cuộn dây bị đứt
nói gì thì nói nhưng ít nhất bạn phải có chút lý thuyết nhé, nên học 1 khóa vài triệu về cơ bản đi, biết rùi ai nói tới đâu mình hiểu ngay, biết phải biết rõ và luyện thêm, không biết gì hết khó ai giúp bạn được. mình ví dụ: 1 con tụ C có 2 chức năng: * 1 trên đường áp khi ta đo nó sẽ có 1 đầu mass và 1 đầu (chắc chắn) phải có trở => cái này a e sẽ áp dụng tìm pan 1 số bệnh *1 trên đường sóng là tụ lọc nên 2 đầu mass hết ( cái này bạn phải biết chính xác chức năng con tụ này) nếu không sẽ nói nó chạm và tháo tháo tháo tháo bỏ => nguy ngoài ra phải biết chức năng nạp xả của tụ đồng hồ đo thì ngắn gọn chỉ có đo Ôm và Áp. que đen luôn chấm mass cho dễ nhé *Ôm: để X10 chập 2 que chỉnh về 0. que đen mass đỏ đo nếu => kim về 0 là mass kim không về tới 0 là có trở đo thông từ A đến B thì 1 que A 1 que B nếu => kim về 0 là thông ( khác 0 không thông kim không nhúc nhích cũng không thông) *Áp: chỉnh thang đo 10V ( chỉ có mức này cho điện thoại) đen mass đỏ chấm chỗ cần đo và đọc trên đồng hồ thôi( cũng khá chính xác)
97 mà chịu am hiểu và làm việc như vậy đáng được khen thưởng.hoan nghên em vào đội ngũ VIETFONES.vn.cố gắng phát huy nhé.