Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Vision Pro bị hack chỉ sau 1 ngày ra mắt

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 6/2/24.

  1. 6/2/24 lúc 17:55

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,476
    Được thích:
    7,679
    Vision Pro bị hack chỉ sau 1 ngày ra mắt


    Tuy nhiên, người dùng của chiếc kính thực tế ảo giá 3.499 USD này không phải quá lo lắng.


    Chỉ một ngày sau khi ra mắt, Apple Vision Pro - sản phẩm mới nhất của Apple - đã vướng phải lo ngại về bảo mật. Joseph Ravichandran, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại MIT chuyên về bảo mật vi kiến trúc, tuyên bố đã phát hiện một lỗ hổng trong nhân (kernel) của visionOS, hệ điều hành của thiết bị. Lỗ hổng này có khả năng cho phép bẻ khóa (jailbreak) và phát triển phần mềm độc hại khai thác phần cứng mới của thiết bị.

    Joseph Ravichandran chia sẻ phát hiện của mình trên Twitter, đăng hình ảnh trình diễn quá trình tấn công lỗ hổng của hệ điều hành của Vision Pro. Sau khi cuộc tấn công được thực hiện, Vision Pro yêu cầu người dùng tháo thiết bị ra trong vòng 30 giây để khởi động lại. Sau lần khởi động lại này, một bản ghi nhật ký (log) cho thấy lỗi hệ thống của visionOS.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngoài ra, Joseph Ravichandran còn trình diễn một ứng dụng có tên "Vision Pro Crasher". Chỉ có một nút bấm duy nhất, ứng dụng này sẽ khiến cho hệ điều hành visionOS lập tức bị crash (treo). Rõ ràng không ai cần đến một ứng dụng như Vision Pro Crasher, và nó được sinh ra chủ yếu với mục đích trình diễn khả năng khai thác lỗ hổng của hệ điều hành này.

    [​IMG]

    Các sản phẩm phần cứng mới thường thu hút các nhà nghiên cứu bảo mật muốn kiểm tra khả năng phòng thủ của chúng. Tương tự như việc bẻ khóa iPhone, lỗ hổng được khai thác của Ravichandran nêu bật những lo ngại bảo mật tiềm ẩn đối với hệ sinh thái Vision Pro. Tuy nhiên, Apple có thành tích trong việc nhanh chóng giải quyết các vấn đề bảo mật, đặc biệt là đối với các sản phẩm mới như Vision Pro.

    Vision Pro đã được mở bán tại Mỹ vào đầu tuần này, đánh dấu một cột mốc quan trọng với tư cách là sản phẩm mới chính đầu tiên của Apple kể từ Apple Watch năm 2015. Vision Pro có giá khởi điểm là 3.499 USD.

    https://genk.vn/vision-pro-bi-hack-chi-sau-1-ngay-ra-mat-20240204182339222.chn
     
  2. 6/2/24 lúc 17:56

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,476
    Được thích:
    7,679
    Lần đầu Vision Pro bị ‘mổ bụng’

    Trang chuyên mổ xẻ thiết bị iFixit gọi Vision Pro là một sản phẩm "đầy tham vọng" và là "một tuyệt tác kỹ thuật" của Apple.

    Nhận xét Apple Vision Pro được thiết kế tỉ mỉ, gia công phức tạp là một cách nói giảm nhẹ so với độ tinh xảo của bộ kính 3.500 USD. Ngoài cổng Lightning to ẩn bên trong, headset đầu tiên của Táo khuyết còn có rất nhiều điều ngạc nhiên, không thể nhận ra nếu không mở linh kiện.

    Video “mổ bụng” đầu tiên do iFixit thực hiện đã chứng thực điều này. Trang chuyên mổ xẻ thiết bị nổi tiếng phải mất rất nhiều công sức, dụng cụ và sự kiên nhẫn để cạy tấm kính phía trước, để lộ một mê cung toàn dây điện, cảm biến và màn hình. Đoạn video cho thấy Vision Pro quả thật là một sản phẩm theo đúng phong cách Táo khuyết: Ác mộng của thợ sửa linh kiện.


    Viên pin là nhược điểm chí mạng của Vision Pro

    Đầu tiên, họ ngắt kết nối dây nguồn, ổ pin và dây đeo. Đây là công đoạn duy nhất dễ dàng trong quá trình tháo rời Apple Vision Pro. Sau đó, các chuyên gia loại bỏ tấm chắn và lớp đệm để nhìn thấy màn hình bên trong. Vì không có điểm tựa để mở lớp kính mỏng, iFixit đã dùng súng nhiệt và một bộ dụng cụ nạy.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     

    Dùng súng nhiệt và cạy để mở kính. Ảnh: iFixit.
    Với trọng lượng 34 gram, bản thân phần kính không nặng nhưng vì đi kèm pin nên Vision Pro nặng hơn 1 kg.
    Nhiều người không biết đến bộ pin vì Apple che giấu nó trong hầu hết ảnh chụp và đặt trong túi thay vì trên headset. iFixit cho rằng tích hợp pin vào bên trong bộ kính sẽ khiến thiết bị trở nên nặng nề. Chỉ riêng bộ pin đã nặng 353 gram và được làm từ 3 viên pin cỡ iPhone, mỗi viên có dung lượng 3.166 mAh.

    Nhưng trọng lượng không phải là vấn đề mà phải là sự cân bằng. Nếu tích hợp pin vào kính, trọng lượng của Vision Pro chủ yếu dồn lên khuôn mặt. Tất cả đều tập trung ở phía trước và phần quai đeo không thể đỡ nổi.
    Vì thế, ấn tượng đầu tiên của iFixit với Vision Pro khá tốt. “Độ nặng không tệ như tưởng tượng, mặc dù nó chắc chắn nằm trì ở trên trán và má của tôi chứ không phải trên đầu. Điều này khiến tôi có cảm giác kỳ lạ, giống như ai đó đang ấn vào đầu tôi để nghiêng nó xuống”, chuyên gia Sam Goldheart của iFixit chia sẻ sau khi mổ bộ kính.

    [​IMG]

    Pin quá nặng là một vấn đề. Ảnh: iFixit.
    Vision Pro còn đi kèm với 2 loại dây đeo: Solo Knit Band là dây đeo quấn quanh phía sau đầu và Dual Loop Band gồm hai dây đeo trên và dưới, có thể điều chỉnh cho từng kích cỡ đầu. “Vải quá đẹp, mang êm ái và đủ co giãn để buộc tóc đuôi ngựa mà vẫn giữ chặt kính trên mặt”, Sam Goldheart nói.

    Cổng Lightning to bất thường

    Phần loa được cố định vào bên phải hai dải cứng nối với tai nghe chính. Chúng dễ tháo một cách đáng ngạc nhiên chỉ bằng que chọc SIM. Theo iFixit, thiết kế model này tương tự như AirPods Max.

    Các thiết bị đeo rất dễ bị hư hỏng nên việc trang bị các module loa có thể thay thế dễ dàng là điều hợp lý. Nhưng khi cạy loa ra khỏi khung silicon, chuyên gia lại làm đứt dây cáp đúc bên trong.

    Ở phía bên trái là cổng sạc pin, được kết nối bằng nam châm. Lại dùng que chọc SIM chọc vào lỗ nhỏ bên cạnh đuôi dây nối với cục pin, iFixit tháo được cáp sạc và để lộ ra đầu sạc Lightning.

    Nhưng nó không giống với chuẩn Lightning thông thường trên iPhone, mà dài và nhiều chân hơn. “Có nghĩa là bạn không thể dùng bộ pin khác ngoài pin chính hãng Apple. Đúng là chẳng ra làm sao”, chuyên gia bình luận.

    [​IMG]



    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    3 loại cổng lightning dùng trong Vision Pro. Ảnh: iFixit.
    Cổng Lightning còn xuất hiện một lần nữa ở điểm kết nối phần dài cứng 2 bên với cụm kính Vision Pro. Nó to hơn cổng Lightning trên phần pin rất nhiều.

    “Tuyệt tác kỹ thuật” của Apple

    Cuối cùng, phần hấp dẫn nhất của cuộc ”mổ xẻ” là màn hình EyeSight, trung tâm của trải nghiệm AR trên bộ kính.

    Ở bên ngoài, EyeSight sẽ giả lập đôi mắt đang nhấp nháy của người dùng hoặc hiển thị nhiều hình nền động khác nhau phù hợp với nội dung họ đang xem để người ở ngoài biết.

    Theo bằng sáng chế của EyeSight, nó có 3 chế độ hiển thị: “lấy nét bên trong”, “tương tác bên ngoài” và “không làm phiền”. Camera bên trong có thể đọc các trạng thái cảm xúc và chiếu hình ảnh dựa trên những trạng thái cảm xúc đó.

    Trong thực tế, màn hình EyeSight quá mờ và độ phân giải thấp đến nỗi khó để nhìn thấy gì bên trong. YouTuber Marques Brownlee từng nhận xét: "Bạn hầu như không thể nhìn thấy mắt tôi khi tôi đeo headset”.

    Hóa ra là khi EyeSight hiển thị mắt, nó không chỉ dùng một hình ảnh duy nhất. Màn hình EyeSight hiển thị nhiều video, mỗi video có một góc nhìn khác nhau. Màn hình tạo ra hiệu ứng 3D lập thể thay đổi tùy theo góc nhìn của người xem bằng cách sử dụng các lớp mở rộng và dạng thấu kính trên tấm nền OLED.

    Nhưng cách làm này cũng đi kèm với sự đánh đổi. Độ phân giải theo chiều ngang giảm đáng kể do bị chia thành từng hình ảnh. Ví dụ nếu hai hình ảnh được hiển thị trên màn hình rộng 2.000 pixel thì mỗi hình ảnh chỉ có 1.000 pixel theo chiều ngang, dẫn đến giảm chất lượng hình ảnh. Đó là lý do chính khiến EyeSight mờ.

    [​IMG]

    Để mô phỏng đôi mắt, EyeSight trên Vision Pro phải đánh đổi độ rõ nét. Ảnh: iFixit.
    Quá trình mổ xẻ cũng tiết lộ một loạt cảm biến ấn tượng mà Apple Vision Pro sử dụng để theo dõi đầu, mắt, chuyển động tay và môi trường của người dùng. Chúng bao gồm máy ảnh, bộ phát hồng ngoại, gia tốc kế, con quay hồi chuyển…

    Bộ kính sử dụng chip M2 Mac, song song với chip R1 mới - có nhiệm vụ xử lý đầu vào từ 12 camera, cảm biến LiDAR và camera TrueDepth, tất cả đều có độ trễ thấp nhất có thể. Với AR, người dùng sẽ cần headset chiếu hình ảnh từ thế giới thực vào mắt càng nhanh càng tốt. Nếu không, chuyển động của họ sẽ không khớp với những gì họ nhìn thấy và gặp tai nạn.

    Để theo kịp, R1 sử dụng hệ điều hành thời gian thực. Điều đó có nghĩa là các tác vụ luôn được thực thi trong một khoảng thời gian cố định. Cách làm này khác với các thiết bị điện tử chúng ta thường dùng như laptop, smartphone. Chúng sẽ phân bổ thời gian để thực hiện nhiều tác vụ song song, nhưng lại dẫn đến tình trạng giật, lag.

    Nhóm iFixit gọi Apple Vision Pro là một sản phẩm "đầy tham vọng" và là "một tuyệt tác kỹ thuật". Nhưng đồng thời, họ cũng chỉ ra một số nhược điểm như trọng lượng, cổng lightning gò bó và khó sửa.
    Đây vẫn chưa là phân tích toàn diện của iFixit bởi họ cho rằng còn rất nhiều điều cần khám phá bên trong thiết bị này. “Lần tới, chúng tôi sẽ đi sâu vào màn hình bên trong, cảm biến và chúng tôi sẽ chấm điểm khả năng sửa chữa”, chuyên trang cho biết.

    https://znews.vn/lan-dau-vision-pro-bi-mo-bung-post1458805.html
     
    Benlecuocchoi thích bài này.

Chia sẻ trang này