Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Viêm phổi Vũ Hán đe dọa chuỗi sản xuất của Apple.

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 29/1/20.

  1. 29/1/20 lúc 09:11

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,763
    Được thích:
    7,809
    Viêm phổi Vũ Hán đe dọa chuỗi sản xuất của Apple

    Sản xuất của Apple tại Trung Quốc có nguy cơ gián đoạn sau Tết Nguyên đán, khi đối tác Foxconn và Pegatron đối mặt với viêm phổi Vũ Hán.

    Hầu như tất cả iPhone của Apple đều được sản xuất bởi Hon Hai Precision Industry của Foxconn tại Trịnh Châu và bởi Pegatron Corp tại một địa điểm lắp ráp gần Thượng Hải. Hai nơi này cách Vũ Hán hơn 500 km. Nhưng khoảng cách đó không đủ để hoàn toàn miễn dịch trước nCoV.

    "Tôi không thể tưởng tượng ra một kịch bản trong đó chuỗi cung ứng không bị gián đoạn. Nếu có một trục trặc lớn trong nguyên liệu thô, chế tạo, lắp ráp, thử nghiệm và vận chuyển thì nó sẽ tạo ra sự gián đoạn", Patrick Moorhead, Nhà phân tích kỳ cựu của Moor Insights & Strategy nhận định.

    Tuần trước, Bloomberg cho hay Apple đã tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu iPhone cao hơn dự đoán. Công ty thường ra mắt iPhone mới vào khoảng tháng 9. Vì vậy, viêm phổi Vũ Hán dường như không tác động gì đế kế hoạch đó. Tuy nhiên, hãng đang chuẩn bị sản xuất hàng loạt iPhone giá rẻ mới vào tháng 2 nên sẽ gặp rủi ro hơn ở dự định này.

    Apple có khoảng 10.000 nhân viên trực tiếp tại Trung Quốc, phụ trách hoạt động của công ty và bán lẻ tại thị trường này. Ngoài ra, chuỗi cung ứng của họ có vài triệu công nhân, chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm như iPad, iPhone và Apple Watch.

    [​IMG]
    Điểm danh công nhân bên trong nhà máy của Pegatron Corp tại Thượng Hải năm 2016. Ảnh: Bloomberg

    Nhiều người trong số những nhân viên đó đã về nhà vài ngày để nghỉ Tết Nguyên đán. Công ty cũng không yêu cầu họ nên ở nhà lâu hơn để ngăn chặn virus lây lan. Chính quyền Trung Quốc thì chỉ mới tập trung cách ly và hạn chế đi lại tại Vũ Hán, thành phố có 11 triệu người là nơi dịch bệnh khởi phát.

    "Sự gián đoạn chuỗi cung ứng là một mối lo ngại nếu nhân viên Foxconn và các trung tâm sản xuất linh kiện khác ở Trung Quốc bị hạn chế đi lại", Nhà phân tích Dan Ives của Wedbush Securities nhận định. "Nếu dịch bệnh lan rộng hơn, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, khiến nhà đầu tư lo lắng", ông nói thêm. Trong khi đó, phát ngôn viên của Apple từ chối nêu bình luận.
    Foxconn cho biết đang theo dõi tình hình ở Trung Quốc và tuân theo tất cả các hoạt động y tế được khuyến nghị. Họ từ chối bình luận về sản xuất tại các địa điểm cụ thể nhưng cho biết "có các biện pháp để đảm bảo tiếp tục đáp ứng tất cả yêu cầu sản xuất toàn cầu".

    Các trường hợp được xác nhận nhiễm viêm phổi Vũ Hán đang gia tăng ở tỉnh Hà Nam, nơi có cơ sở của Hon Hai tại Trịnh Châu. Theo chuyên gia phân tích Matthew Kanterman của Bloomberg Intelligence, tình hình có thể khiến chính quyền tỉnh này hoặc chính Hon Hai cho tạm đóng cửa nhà máy để tránh dịch bệnh lây lan.

    Hà Nam chiếm một phần tư xuất khẩu điện thoại thông minh Trung Quốc năm ngoái. Trong khi, xuất khẩu của Trung Quốc chiếm 27% doanh số điện thoại thông minh toàn cầu. Foxconn ước chiếm hơn 60% tổng kim ngạch của Hà Nam.

    Apple vốn có sẵn kịch bản cho những trường hợp cực đoan như viêm phổi Vũ Hán, bằng cách bắt buộc các linh kiện chính phải có nguồn gốc kép, cả về nhà cung cấp lẫn địa lý. Mặc dù vậy, phần lớn việc lắp ráp được thực hiện ở Trung Quốc. Do đó, việc thiếu công nhân sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng.

    Apple đã áp dụng chính sách dự phòng sau trận động đất và sóng thần năm 2011 xảy ra tại Nhật Bản. Vụ thiên tai đó từng dẫn đến những hạn chế về linh kiện cho iPad 2 mà công ty sản xuất năm đó.

    Mặc dù Apple không có cửa hàng nào ở Vũ Hán, nhưng có hàng chục địa điểm bán lẻ trên khắp Trung Quốc. Công ty không công bố đóng cửa điểm bán lẻ nào. Tuy nhiên họ đã rút ngắn giờ mở cửa của một số cửa hàng cho đến ngày 7/2. Sự thay đổi đó có thể là do chính phủ Trung Quốc kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán như một biện pháp để kiểm soát virus.

    Cùng với lực lượng lao động địa phương, Apple cũng phụ thuộc vào nhiều nhân viên Mỹ bay qua lại Thái Bình Dương để đến Trung Quốc. Năm ngoái, United Airlines tiết lộ Apple đã chi 35 triệu USD mỗi năm cho nhân viên bay giữa San Francisco và Thượng Hải. Nó bao gồm 50 ghế hạng thương gia hàng ngày. Nếu viêm phổi Vũ Hán tiếp tục lan rộng thì hoạt động R&D của nhóm chuyên gia di chuyển qua lại hai nước của Apple cũng có khả năng ảnh hưởng.

    CEO Apple Tim Cook sẽ sớm nhận được các câu hỏi xoay quanh tác động của viêm phổi Vũ Hán đến hoạt động của công ty từ các nhà đầu tư và phân tích tại hội nghị hôm thứ ba của Apple, thảo luận về kết quả kinh doanh quý gần nhất. Tuần trước, Apple cũng cho biết sẽ hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi nCoV.

    Phiên An (theo Bloomberg)​
     

Chia sẻ trang này