Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Trung Quốc - ‘thủ phủ’ sản xuất kim cương nhân tạo lớn nhất thế giới

Thảo luận trong 'THỜI TRANG-QUẦN ÁO-GIÀY DÉP-NƯỚC HOA.' bắt đầu bởi tiendung100681, 12/12/22.

  1. Người gửi:

    tiendung100681 (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    999,999 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    0836456667 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 12/12/22, 0 Trả lời, 217 Đọc
  1. 12/12/22 lúc 20:04

    tiendung100681

    Major Poster

    tiendung100681
    Tham gia:
    5/8/22
    Bài viết:
    243
    Được thích:
    0
    Hà Nam, một tỉnh thuộc miền trung Trung Quốc, đã trở thành địa điểm sản xuất kim cương nhân tạo lớn nhất thế giới, chiếm 80% sản lượng toàn quốc và khoảng 34-40% sản lượng toàn thế giới.
    Kim cương nhân tạo: Vẫn là kim cương nhưng thân thiện hơn
    Theo Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc, trữ lượng kim cương tự nhiên đã được chứng minh hiện nay của thế giới là khoảng 2,5 tỷ carat, không thể tái sinh và rất khó khai thác. Năm 2017, sản lượng kim cương thô tự nhiên của thế giới trên toàn cầu đạt mức cao nhất là 152 triệu carat. Sau đó, sản lượng toàn cầu giảm khoảng 5% hàng năm. Vào năm 2020, sản lượng toàn cầu đạt 111 triệu carat, theo Trung tâm Kim cương Thế giới Antwerp.

    [​IMG]


    >> Kim cương Nga vẫn chưa bị Bỉ áp lệnh trừng phạt >>

    Với số lượng kim cương tự nhiên ngày càng giảm, kim cương nhân tạo hay kim cương tổng hợp đã và đang trở thành làn gió mới làm rung chuyển thế giới đồ trang sức cao cấp.

    Kim cương tổng hợp, được sản xuất với chi phí rẻ hơn, đang chứng tỏ là một sự lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng thuộc thế hệ trẻ. Các chuyên gia cho biết việc sản xuất kim cương tổng hợp cũng tạo ra ít khí thải carbon hơn so với việc khai thác kim cương tự nhiên, khiến chúng trở nên thân thiện hơn với môi trường.

    Kim cương nhân tạo được tổng hợp bằng cách mô phỏng nhân tạo các điều kiện kết tinh và môi trường sinh trưởng của kim cương tự nhiên. Chúng giống như kim cương tự nhiên về thành phần và các tính chất vật lý, hóa học và quang học, nhưng về cơ bản khác với zircon và moissanite, là hai loại đá quý cứng khác.

    Zhu Guangyu, một nhà phân tích cấp cao của ngành kim cương cho biết: “Kim cương nhân tạo sở hữu tất cả những phẩm chất cần thiết của kim cương tự nhiên, chỉ có điều nguồn gốc của chúng là phòng thí nghiệm thay vì trong mỏ”.

    "Chu kỳ hình thành của kim cương tự nhiên có thể đòi hỏi hàng trăm triệu năm, trong khi chỉ mất một hoặc vài tuần để nuôi cấy kim cương trong phòng thí nghiệm, mang lại lợi thế lớn về giá thành sản phẩm", ông Zhu nói.

    Giá bán lẻ trung bình của kim cương tổng hợp chỉ bằng khoảng 1/3 so với kim cương tự nhiên.

    Năm 2020, tỷ lệ thâm nhập của kim cương nhân tạo trên thị trường trang sức chỉ là 6% trên toàn thế giới và 94% các nhà sản xuất kim hoàn vẫn sử dụng kim cương tự nhiên làm nguyên liệu chính, cho thấy cơ hội tăng trưởng đáng kể của kim cương tổng hợp.

    “Thủ phủ” kim cương nhân tạo của thế giới
    Theo dữ liệu của Sina, Trung Quốc hiện là nhà sản xuất kim cương nhân tạo lớn nhất thế giới. Sản lượng hàng năm trên toàn thế giới của kim cương nhân tạo là khoảng 6 - 7 triệu carat (1 carat bằng 1/5 gam). Trong đó, năng lực sản xuất của Trung Quốc là khoảng 3 triệu carat/năm, chiếm khoảng một nửa tổng số.

    Tại Trung Quốc, 80% kim cương trồng trong phòng thí nghiệm được sản xuất ở tỉnh Hà Nam, công ty tư vấn Bain & Co cho biết. Điều này khiến địa phương này trở thành địa điểm sản xuất kim cương nhân tạo lớn nhất thế giới.

    Chiết Thành, một thành phố nhỏ ở tỉnh Hà Nam, thường được gọi là “thủ phủ” kim cương của Trung Quốc, mặc dù tỉnh này không có mỏ kim cương tự nhiên nào. Đó là nhờ các cụm công nghiệp sản xuất và gia công kim cương nhân tạo.

    Trong hơn 40 năm, chế biến vật liệu siêu cứng đã là một ngành công nghiệp trụ cột truyền thống ở Chiết Thành với hơn 200 công ty sản xuất các sản phẩm sử dụng vật liệu siêu cứng. Trong những năm gần đây, thành phố đã phát triển hơn nữa lĩnh vực sản xuất kim cương nhân tạo, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ về đồ trang sức kim cương từ người tiêu dùng Trung Quốc.

    Ở Trung Quốc, nhẫn kim cương đang là loại trang sức được ưa chuộng trong lễ đính hôn của các cặp đôi trẻ. Trang sức kim cương như vòng cổ và vòng tay cũng vẫn được ưa chuộng, đặc biệt là khi ngày càng có nhiều kiểu dáng thời trang hơn.

    Với sự khan hiếm của các mỏ kim cương tự nhiên ở Trung Quốc, hầu hết trong số đó không có chất lượng đủ cao để sử dụng làm đồ trang sức, quốc gia này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu kim cương thô tự nhiên. Đồng thời, Hà Nam đang cung cấp một lựa chọn thay thế với kim cương được sản xuất nhân tạo.

    Theo chính quyền địa phương, việc sản xuất bột micromet kim cương của Chiết Thành, một chất mài mòn siêu mịn được làm từ kim cương nhân tạo dùng để mài và đánh bóng các vật liệu cứng như đá quý, chiếm 70% sản lượng của quốc gia và 50% khối lượng xuất khẩu chất này.

    Khu công nghiệp sản xuất vật liệu siêu cứng của Chiết Thành có khoảng 60 công ty tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh liên quan. Chính quyền địa phương cho biết trong vòng 3-5 năm tới, thành phố có kế hoạch nâng giá trị chế biến các vật liệu đó lên hơn 50 tỷ NDT (7,9 tỷ USD) và xây dựng một cụm công nghiệp với công nghệ tiên tiến.

    Với sự sẵn có của một nhóm các nhà sản xuất kim cương tổng hợp trong nước, các thương hiệu bán lẻ trong nước có thể phát triển kinh doanh trong lĩnh vực kim cương tổng hợp, Bain & Co cho biết.

    Tiềm năng vô hạn
    Theo nhà cung cấp thông tin công ty Tianyancha, trong số hơn 200 công ty sản xuất các sản phẩm sử dụng vật liệu siêu cứng của Hà Nam, có một số nhà sản xuất lớn được niêm yết trên sàn chứng khoán, bao gồm Henan Huanghe Whirlwind Co Ltd, Zhongnan Diamond Co Ltd, Sino Crystal và Henan Liliang Diamond Co Ltd.

    Henan Liliang Diamond, một nhà sản xuất kim cương tổng hợp cao cấp ở Trung Quốc, đã đầu tư 3,8 tỷ NDT vào việc xây dựng nhà máy của mình ở Chiết Thành. Công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến vào tháng 9, trở thành nhà sản xuất kim cương tổng hợp được niêm yết thứ 4 ở Hà Nam. Các nhà quan sát thị trường cho biết công ty đã chứng kiến sự bùng nổ trong công việc kinh doanh.

    Vào ngày 24/9, lần đầu tiên ngày giao dịch của Liliang Diamond, cổ phiếu của doanh nghiệp mở cửa với giá phát hành là 20,62 NDT/cổ phiếu và đóng cửa ở mức 229,38 NDT/cổ phiếu, cao hơn khoảng 11 lần so với giá mở cửa.

    Trong ba quý đầu năm 2021, công ty đạt doanh thu bán hàng 340 triệu NDT, tăng 107% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cùng kỳ, lợi nhuận ròng của công ty đạt 160 triệu NDT, tăng 271% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo thu nhập của công ty.

    Sự phát triển công nghệ sản xuất kim cương trong phòng thí nghiệm đã đạt được những bước tiến lớn về thiết bị và phương pháp. Liliang Diamond cho biết trọng lượng của một phần kim cương trồng trong phòng thí nghiệm mà công ty sản xuất có thể vượt quá 30 carat, đây là một dấu hiệu cho thấy khả năng đổi mới của công ty.

    >> Kỷ lục mới cho viên kim cương hồng đắt nhất thế giới >>

    "Công ty sở hữu 5 công nghệ cốt lõi mà công ty đã phát triển, đã giúp hình thành lợi thế dẫn đầu thị trường mạnh mẽ. Tiềm năng thị trường của kim cương tổng hợp là đáng chú ý và tỷ lệ thâm nhập của sản phẩm tại Trung Quốc dự kiến sẽ tăng nhanh", trích một báo cáo nghiên cứu của Soochow Securities.

    Các nhà cung cấp và thương hiệu kim cương trong nước cũng nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với kim cương tổng hợp. Đối với kim cương tự nhiên, các nhà cung cấp và thương hiệu ở nước ngoài đã có lợi thế lớn hơn trên thị trường, và các thương hiệu trong nước đang cạnh tranh gay gắt, Soochow Securities cho biết.

    Tuy nhiên, các nhà sản xuất kim cương tổng hợp của Trung Quốc có thể sản xuất số lượng lớn kim cương bán thành phẩm từ 3-6 carat, sau đó có thể được chế tạo thành kim cương làm đồ trang sức từ 1-2 carat.

    Theo một báo cáo nghiên cứu của Guosen Securities, đến năm 2025, sản lượng kim cương bán thành phẩm, được tổng hợp trong phòng thí nghiệm trên toàn thế giới dự kiến đạt 18 triệu carat, tổng giá trị có thể lên tới 38 tỷ NDT (5,4 tỷ USD).
     

Chia sẻ trang này