Toshiba ngừng niêm yết sau 74 năm Hãng điện tử Toshiba của Nhật Bản đã chính thức hủy niêm yết, khép lại 74 năm hoạt động trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. Ngày 20.12 là một ngày quan trọng trong lịch sử hãng điện tử nổi tiếng của Nhật Bản, nhưng theo hướng không tốt. Đó là vì Toshiba đã chính thức hủy niêm yết, khép lại 74 năm hoạt động trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. Theo hãng tin Reuters, nhóm các nhà đầu tư do công ty cổ phần JIP dẫn đầu đã tư nhân hóa Toshiba. Ngoài JIP, còn có công ty dịch vụ tài chính Orix, công ty tiện ích Chubu Electric Power và nhà sản xuất chip Rohm. Toshiba ngừng niêm yết sau 74 năm Nhóm các công ty này đã chi 14 tỉ USD để tiếp quản Toshiba sau cuộc chiến kéo dài với các nhà đầu tư hoạt động ở nước ngoài. Hiện tương lai của Toshiba còn chưa rõ ràng dưới thời chủ sở hữu mới. Giám đốc Điều hành Taro Shimada vẫn giữ chức sau thương vụ mua lại và hướng công ty tập trung vào các dịch vụ kỹ thuật số có tỷ suất lợi nhuận cao. Giới chuyên gia cũng cho rằng Toshiba cần thoát khỏi các hoạt động kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận thấp, đồng thời phát triển các chiến lược thương mại mạnh mẽ hơn cho một số công nghệ tiên tiến. Ông Damian Thong, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu Nhật Bản tại Macquarie Capital Securities, nhận xét kết cục của Toshiba đến từ các quyết định chiến lược sai lầm và kém may mắn. Dù vậy, ông hy vọng thông qua việc thoái vốn, tài sản và tài năng con người của Toshiba có thể tìm thấy những môi trường mới, nơi tiềm năng toàn diện của họ được giải phóng. https://thanhnien.vn/toshiba-ngung-niem-yet-sau-74-nam-18523122020422993.htm#
Hàng loạt ‘siêu tượng đài’ Toshiba, Sharp, Sanyo…phải bán mình, nay người Nhật ‘lật kèo’, mua lại biểu tượng của sức mạnh công nghiệp Mỹ với giá 14,9 tỷ USD Từ việc nhiều tượng đài "made in Japan" một thời phải chấp nhận bán mình trong những năm qua, thương vụ Nippon mua lại US Steel với giá gần 15 tỷ USD làm dấy lên hy vọng người Nhật đang trở lại đường đua kinh tế toàn cầu. Thương vụ bán mình 14,9 tỷ USD CNN đưa tin, tập đoàn thép lớn nhất Nhật Bản Nippon Steel đã vượt qua nhiều cái tên lớn như Cleveland-Cliffs, ArcelorMittal và Nucor để mua lại US Steel của Mỹ với giá 14,9 tỷ USD. Thỏa thuận này đánh dấu bước ngoặt của doanh nghiệp 122 năm tuổi, biểu tượng của sức mạnh công nghiệp Mỹ, cũng như từng là công ty lớn nhất thế giới. Nhiều năm trước, US Steel đã bị Nucor Steel vượt qua để trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất nước Mỹ. Theo Reuters, mức giá chốt của thỏa thuận này là 55 USD/cổ phiếu, so với mức 35 USD/cổ phiếu mà công ty thép Cleveland-Cliffs đề xuất với US Steel hồi tháng 8. CEO US Steel, ông David Burritt cho biết “chúng tôi tự tin rằng sự kết hợp này thực sự là điều tốt nhất cho tất cả mọi người”. Ông cũng nói thêm “thỏa thuận sẽ tạo ra một công ty thép toàn cầu và có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng”. Được biết, hoạt động của US Steel vẫn diễn ra với tên gọi này của công ty, hãng cũng sẽ tiếp tục có trụ sở ở Pittsburgh, Mỹ. Song, thương vụ có thể sẽ vấp phải sự phản đối. Việc mua lại US Steel sẽ giúp Nippon của Nhật Bản trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ 3 thế giới, sau China Baowu Group và ArcelorMittal, theo số liệu sản xuất năm 2022 từ Hiệp hội Thép Thế giới; đồng thời giúp nhà máy đạt công suất 100 triệu tấn thép thô toàn cầu. Thương vụ này cũng giúp mở rộng đáng kể hoạt động sản xuất tại Mỹ, nơi giá thép dự kiến sẽ tăng trong bối cảnh các nhà sản xuất ô tô tăng cường sản xuất sau những thỏa thuận gần đây với các nghiệp đoàn để chấm dứt những cuộc đình công. Theo số liệu của LSEG, Nippon đã trả cho US Steel số tiền gấp 7,3 lần khoản thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần (EBITDA) trong giai đoạn 12 tháng. Một số nhà phân tích cho biết US Steel có giá trị thấp hơn do việc tiếp quản nhà máy thép Big River ở Arkansas với giá 774 triệu USD vào năm 2021 vẫn chưa mang lại lợi nhuận. Nhà phân tích Gordon Johnson tại công ty nghiên cứu thị trường GLJ Research cũng nhận định Nippon đang trả quá nhiều tiền cho những tài sản này. Giá cổ phiếu của US Steel đã tăng 26%, ở mức 49,59 USD/cổ phiếu trong phiên 18/12 sau thông báo về thương vụ. Cổ phiếu của Nippon Steel đã kết thúc giao dịch tại Tokyo trước khi tập đoàn công bố thỏa thuận này. Nippon cho biết tất cả các cam kết của US Steel với nhân viên, bao gồm các thỏa thuận đàm phán với nghiệp đoàn, sẽ được tuân thủ. Tuy nhiên, nghiệp đoàn lao động ngành công nghiệp thép United Steelworkers cũng bày tỏ sự không đồng tình về việc bán cho Nippon vì có nhiều lo lắng các thỏa thuận lao động sẽ không được tuân thủ đầy đủ. US Steel cho biết giao dịch với Nippon dự kiến sẽ kết thúc vào quý II hoặc quý III/2024, tùy thuộc vào sự chấp thuận theo quy định. Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ dự kiến sẽ đánh giá lại giao dịch này. Trong trường hợp các cơ quan quản lý hủy bỏ thỏa thuận, Nippon sẽ nợ US Steel khoản phí “chia tay” 565 triệu USD. “Mục tiêu mua lại” hấp dẫn US Steel, được thành lập vào năm 1901 bởi một số “ông trùm” lớn nhất nước Mỹ, bao gồm Andrew Carnegie, J.P. Morgan và Charles Schwab, đã gắn bó với sự phục hồi của ngành công nghiệp Mỹ sau cuộc Đại suy thoái và Thế chiến thứ hai. Cổ phiếu của US Steel gần đây hoạt động kém hiệu quả sau nhiều quý doanh thu và lợi nhuận sụt giảm, khiến doanh nghiệp này trở thành mục tiêu mua lại hấp dẫn cho các đối thủ đang muốn bổ sung thêm một nhà sản xuất thép được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô. Ngoài các nhà sản xuất ô tô, US Steel còn cung cấp sản phẩm cho ngành năng lượng tái tạo và được hưởng lợi từ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA). Tham khảo NYT, Reuters, CNN Theo Bạch Linh https://cafebiz.vn/hang-loat-sieu-t...-my-voi-gia-149-ty-usd-176231220090941643.chn