Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Thomas Edison từng cho rằng con người sẽ không thể thực hiện 1 cuộc gọi xuyên Đại Tây Dương

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 19/8/18.

  1. 19/8/18 lúc 11:41

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,803
    Được thích:
    7,826
    [​IMG]

    Thomas Edison là một nhà phát minh vĩ đại của nhân loại, nhưng dù cho thông minh như thế nào, việc tiên đoán tương lai rõ ràng là chuyện gì đó rất khó khăn. Năm 1894, Edison đưa ra dự đoán rằng con người sẽ không thể thực hiện được một cuộc gọi xuyên Đại Tây Dương.

    Khoảng 30 năm sau, “lời tiên tri” của ông được cho là ngớ ngẩn khi vào năm 1927, cuộc gọi đầu tiên xuyên Đại Tây Dương được thực hiện thành công. Trong một cuộc phỏng vấn diễn ra ngày 28/10/1894 với phóng viên tờ Galveston Daily News, Edison trình bày ý kiến của mình và đưa ra lý giải phức tạp rằng cần một loại cáp đặc biệt nào đó để cuộc gọi như vậy có thể thực thi.

    Minh chứng cho việc con người sẽ không thể gọi điện xuyên qua Đại Tây Dương, Edison cho rằng loại nhựa bao bọc dây cáp (vốn chiết xuất từ cây Gutta-percha) sẽ bị nhiễm điện và gây cản trở sóng âm. Đối với điện thoại, có đến hai hoặc ba nghìn sóng âm được tạo ra tại một thời điểm, do đó, bất kỳ sự ngăn cản nào xảy ra trên đường truyền cũng ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc gọi.
    [​IMG]

    Cuộc gọi điện thoại xuyên Đại Tây Dương đầu tiên được thực hiện vào ngày 7/1/1927 giữa hai đầu dây ở London và New York. Chất lượng cuộc gọi được xem như một mớ hỗn độn, nhưng về cơ bản, nó vẫn khả thi. Cuộc gọi đã được tiến hành bằng phương thức dội sóng vô tuyến chứ không phải thông qua một sợi cáp cực dài xuyên đại dương.

    Cuộc nói chuyện mang tính lịch sử này diễn ra giữa W.S. Gifford, chủ tịch AT&T (New York, Mỹ) và Evelyn P. Murray, người đứng đầu Tổng cục Bưu điện Anh ở London. Gifford bắt đầu cuộc gọi với một thông điệp được chuẩn bị trước đó: “Ngày hôm nay là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm. Chúng tôi đã mở một đường truyền điện thoại giữa New York và London. Điều đó nghĩa là người dân của hai thành phố lớn này có thể nói chuyện với nhau từ xa nhằm trao đổi quan điểm và những sự thật như thể họ đang đối mặt với nhau. Không một ai có thể thấy trước tầm quan trọng của thành tựu khoa học và tổ chức mới nhất này”.

    Edison qua đời năm 1931, chỉ vài năm sau khi cuộc gọi xuyên Đại Tây Dương đầu tiên được thực hiện thành công. Mặc dù không có một phát minh nào liên quan đến công nghệ điện thoại ngày nay và thậm chí phủ nhận điều có thể thực hiện, trong kho sáng chế đồ sộ của mình, Edison có một thứ khiến chúng ta ngỡ ngàng: một chiếc điện thoại dùng để trò chuyện với ma.

    Nguồn: Gizmodo
     

Chia sẻ trang này