Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Thanh toán không tiền mặt gấp 23 lần GDP

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 9/5/24.

  1. 9/5/24 lúc 08:31

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,746
    Được thích:
    7,846
    Thanh toán không tiền mặt gấp 23 lần GDP


    Theo Ngân hàng Nhà nước, thanh toán không dùng tiền mặt gấp 23 lần quy mô GDP, ước tính khoảng 250 triệu tỷ đồng.

    Thông tin này được đại diện Ngân hàng Nhà nước nhắc tới tại sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024, sáng 8/5.

    Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, nhiều chỉ tiêu trong chuyển đổi số của ngành ngân hàng tiệm cận hoặc vượt mục tiêu đặt ra đến năm 2025.

    Trong đó, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt đã gấp 23 lần GDP. Với quy mô GDP năm 2023 khoảng 430 tỷ USD, ước tính thanh toán không dùng tiền mặt đạt khoảng 9.890 tỷ USD (tương đương 250 triệu tỷ đồng).

    Trước đó, theo đề án phát triển đến năm 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP. Như vậy, quy mô hiện nay đạt khoảng 90% kế hoạch.

    Thực tế, người Việt ít giữ tiền trong ví hơn trước đây. Kết quả khảo sát của Visa hồi cuối tháng 3 cho thấy, thời gian trung bình người Việt không tiêu tiền mặt là 11 ngày liên tiếp trong tháng, tăng gần 4 lần so với 2022. Hơn một nửa số người Việt được hỏi (56%) cho biết họ ít mang tiền mặt hơn so với 2022, theo khảo sát của Visa.

    Một tín hiệu khác trên thị trường cũng cho thấy người Việt dần giảm nhu cầu rút tiền. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết đến cuối tháng 1, thị trường có 20.986 máy ATM, giảm gần 2% so với cùng kỳ 2023. Hiện tượng quá tải tại các ATM thường thấy vào dịp lễ, Tết không còn diễn ra.

    [​IMG]
    Một giao dịch thanh toán bằng mã QR. Ảnh: Payoo

    Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thực hiện bình quân 830.000 tỷ đồng mỗi ngày. Mỗi ngày hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý bình quân 20-25 triệu giao dịch. Cùng đó, mạng lưới ATM, POS bao phủ khắp các tỉnh, thành phố. Việt Nam cũng hoàn thành kết nối thanh toán QR code xuyên biên giới với Thái Lan, Campuchia và sắp tới tại Lào.

    Hiện, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt 87%, cao hơn mục tiêu vào năm 2025. Với các chỉ tiêu khác, tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt bình quân mỗi năm đạt trên 50%. Trong đó, giao dịch trên điện thoại tăng gấp đôi, còn kênh Internet gấp rưỡi. Tỷ lệ khách hàng dùng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đạt hơn 49%.

    Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chuyển đổi số là yêu cầu chiến lược, ưu tiên hàng đầu giai đoạn hiện nay. Chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm nay là phát triển kinh tế số với 4 trụ cột, gồm công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị và dữ liệu số. Những trụ cột này là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

    Chính phủ kỳ vọng ngành ngân hàng sẽ đi đầu, tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số, do là "huyết mạch của nền kinh tế, có tác động hàng ngày đến hầu hết các lĩnh vực, mọi mặt hoạt động của người dân, doanh nghiệp".

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. Ảnh: VGP

    Lấy ví dụ về ngành xăng dầu, ông cho biết, theo số liệu từ Bộ Tài Chính, thu ngân sách từ lĩnh vực này đã tăng 20% trong tháng 4 - tháng đầu áp dụng hóa đơn điện tử từng lần bán, kết nối với cơ quan thuế.

    "Ban đầu các doanh nghiệp nói rằng chi phí tăng, gây cản trở, nhưng cuối cùng không có cây xăng nào bị thu giấy phép do chậm áp dụng. Kinh doanh xăng dầu minh bạch hơn nhờ chuyển đổi số", Thủ tướng nói.

    Số liệu của cơ quan thuế cho thấy, tới cuối tháng 4, hơn 15.930 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên cả nước đã thực hiện xuất hóa đơn điện tử từng lần bán, kết nối với cơ quan thuế. Lũy kế 4 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách ước đạt 640.298 tỷ đồng, tăng gần 11% so cùng kỳ 2023.

    Ngoài các chỉ tiêu về khách hàng, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết hạ tầng phục vụ chuyển đổi số cũng luôn được nâng cấp, hoàn thiện đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn.

    Hạ tầng thông tin tín dụng cũng được cập nhật tự động, mở rộng thu thập và cập nhật dữ liệu trong và ngoài ngành. Hồ sơ dữ liệu hiện đã lên gần 55 triệu hồ sơ, với tỷ lệ tự động hóa, cung cấp thông tin trên 98%. Hơn một nửa số nhà băng đã thí điểm và triển khai mô hình chi nhánh tự phục vụ, cho phép khách hàng tự xử lý các giao diện và tăng tương tác với ngân hàng.

     

Chia sẻ trang này