Thứ ba, 26/05/2015 | 09:09 GMT+7 Trang chủ » Đời sống » Sức khỏe Vô sinh hiện nay rất phổ biến khiến cho nhiều cặp vợ chồng thiếu đi hạnh phúc gia đình. Nhưng bao năm nay bà Triệu Thị Lan (60 tuổi) người dân tộc Dao ở xóm Tiến Lâm 1, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã cất công tìm những cây thuốc quý trên đỉnh núi Mu Mè kết hợp với kinh nghiệm truyền đời làm thuốc Nam của gia đình. Đến nay bà Lan dã đã hàn gắn cho hàng trăm cặp vợ chồng nguy cơ tan vỡ vì vô sinh, hiếm muộn được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Người nắm giữ “thần dược” trên đỉnh Mu Mè Tôi được gặp bà lang người Dao trong buổi chiều muộn, đưa tôi ra trước cửa nhà bà Lan chỉ lên ngọn núi đôi với tên gọi Mu Mè cao chót vót bảo: Thuốc ở trên đấy, thuốc gì cũng có nhưng chỉ có trên núi cao mới có tác dụng. Nhất là thuốc chữa vô sinh, hiếm muộn. Theo quan niệm thì cây thuốc ở những ngọn núi cao sống khắc nghiệt hơn. Nắng nhiều hơn, gió nhiều hơn, lạnh nhiều hơn thì cây sinh ra nhiều dưỡng chất để chống chọi với thiên nhiên. Và bài thuốc vô sinh của bà Lan được người mẹ truyền cho từ rất nhỏ. [TABLE="class: picture"] [TR] [TD][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: imgsapo"]Bà Triệu Thị Lan bốc thuốc cho bệnh nhân.[/TD] [/TR] [/TABLE] Khác với 8 người con khác trong gia đình từ bé bà Lan thường được mẹ cho đi theo hái thuốc trên rừng. Cũng từ những chuyến đi đó bà đã nhớ rõ từng cây thuốc trên rừng. Có lần mẹ bà bảo với các con: “Trong 9 đứa thì mẹ thấy Lan hợp với nghề bốc thuốc, giúp đời, giúp người”. Cũng từ đó cụ thường xuyên chỉ dạy cho bà Lan công dụng của những loại cây trên rừng và cây ở vườn nhà. Bà bảo: “Với cây thuốc Nam thì không chỉ cây trên rừng mà những cây ngay trong vườn, có khi cây ngay ở bờ rào cũng là những cây thuốc quý. Quan trọng là người bốc thuốc dụng cây đó như thế nào? Chế biến ra sao? Hầu hết những bệnh về xương khớp, dạ dày, thận bà đều chữa được khỏi”. Trong các bài thuốc gia truyền của gia đình thì nhiều người biết đến nhất chính là bài thuốc vô sinh, hiếm muộn. Phải chờ đến khi bà bà Lan 50 tuổi thì người mẹ của bà mới truyền lại cho. Cụ bảo: “Theo phong tục của người dân tộc Dao, chỉ cần người phụ nữ vẫn còn khả năng sinh con thì chỉ cần lấy được cây thuốc quý, bốc được bài thuốc hay thì sẽ “linh nghiệm”. Người nhanh, người chậm thì cũng chỉ một thời gian nhất định là có tin vui. Có những người kiên trì bởi họ đã đi nhiều nơi, dùng nhiều loại thuốc vẫn không có nhưng khi đến với bà với sự quyết tâm và tin tưởng đã nhận được quả ngọt khi sinh được con cái khỏe mạnh nhận bà là mẹ, là bà ngoại. Đối với nhiều người những bài thuốc Nam là phương thuốc bí truyền không bao giờ tiết lộ nhưng với bà Lan thì không như vậy bà sẵn sàng chia sẻ về bài thuốc của gia đình mình. Theo như bà cho biết thì bài thuốc này bao gồm 5 loại lá cây. Trong đó 2 loại cây phải được lấy trên núi cao Mu Mè và 3 loại lá cây chỉ cần ở vườn nhà cũng được. Cách chế biến cũng đơn giản. Các loại cây được lấy về chặt nhỏ, rửa sạch, phơi khô đóng túi nilon khỏi mốc. Khi bệnh nhân đến mang theo giấy khám, xét nghiệm của bệnh viện. Tùy theo tình trạng bệnh nhân như kinh nguyệt không đều, yếu tinh trùng… Thì được bà bốc thuốc chữa đúng bệnh đó. Sau khi điều trị được bệnh thì uống thuốc vô sinh theo chu kỳ kninh nguyệt người phụ nữ để tinh trùng khỏe và giữ thai không bị hỏng. Thuốc uống đơn giản, người bệnh khi mang thuốc về tranh nơi ẩm ướt đun uống thay nước giải khát hàng ngày. Bà Lan cho hay: “Đối với cây thuốc trồng được trong vườn thì rất dễ kiếm, dễ trồng nhưng với 2 cây thuốc quan trọng chỉ có trên núi mới có thì ngày càng hiếm. Tôi đã mang về trồng thử nhưng không được. Giờ mỗi lần đi kiếm tôi phải đi cả ngày không chỉ kiếm thuốc ở Cao Phong, bà Lan còn về tận Kim Bôi, Tân Lạc lang thang vùng núi kiếm cây thuốc. Mỗi thang thuốc bà cũng chỉ lấy ngày công đi rừng (50-70 nghìn đồng/thang) chứ tuyệt nhiên không có ý định kinh doanh bài thuốc gia truyền của gia đình mình”. Hạnh phúc trọn vẹn Nỗi khổ của không ít gia đình khi mà thời gian cưới nhau đã lâu mà vẫn không được hưởng hạnh phúc làm cha, làm mẹ. Nhiều gia đình đã vô cùng tốn kém tiền bạc, thời gian nhưng niềm mong mỏi tiếng trẻ bi bô trong gia đình vẫn không trở thành hiện thực. Nhưng khi đến bà Lan thì may mắn đã mỉm cười. Gia đình anh Trần Văn Thức và Nguyễn Thị Kim Loan, ở khu 1 thị trấn Cao Phong, Cao Phong Hòa Bình từng rơi vào hoàn cảnh như thế. Nhớ lại câu chuyện năm xưa anh chị kể lại cho tôi nghe về hạnh phúc gia đình mình tưởng như đã rơi vào cảnh tan vỡ. Cách đây 18 năm anh lập gia đình với chị Loan. Vợ chồng cưới nhau 3 năm mà không có tin vui. Gom góp được ít tiền anh chị đi khắp nơi khám. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ kết luận nguyên nhân chủ yếu là do cả anh và chị. Điều trị bằng Tây y không thấy có kết quả, anh quyết định về nhà tìm thuốc Nam uống. Cứ nghe có người mách là anh chị lặn lội đến tận nơi, dù ở xa đến mấy để khám và cắt thuốc. Sau gần 3 năm trời đi chữa bệnh khắp nơi, tiền của làm ra bao nhiêu cũng tiêu tan theo thuốc và những chuyến đi, anh chị đã thấy mệt mỏi. Trở về, thỉnh thoảng có người nói chuyện đến con cái, chị lại khóc vì tủi thân. Thậm chí, đã có người khuyên anh chị nên chia tay để giải phóng cho nhau. Rồi vào một ngày cuối năm 2000, một người hàng xóm mách có bà Lan người dân tộc Dao có nghề gia truyền nhiều đời chữa các bệnh hiếm muộn. Anh chị uống được chừng 20 thang thì có tin vui. Sau hơn 9 tháng thì chị sinh đôi hai cháu cùng lúc. Hôm nay, chứng kiến cảnh gia đình hạnh phúc cùng với tiếng rộn ràng tiếng cười đùa của con trẻ với thấy niềm hạnh phúc của anh chị đã được đong đầy. Chia tay vợ chồng anh Thức, chị Loan tôi nhớ nhất câu nói của anh: “Bà Lan đã nặn ra hai đứa này đấy. Một lần vợ tôi sinh đôi cả hai cháu: một trai một gái năm nay vừa tròn 15 tuổi..” Một trường hợp khác là chị Lâm Thị Minh Thu và anh Hà Phân Công ở tổ 1, Phường Hồng Hà, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh lấy nhau được 6 năm không có con. Sau khi đi khám chị mới biết mình tắc kinh. Được người nhà ở Hòa Bình giới thiệu chị đến bà Lan bốc thuốc uống. Sau vài tháng chị có bầu. Đến nay con trai chị đã 4 tuổi, thi thoảng cả gia đình ngày lễ tết lại bắt xe lên thăm bà Lan và nhận bà là bà ngoại thứ 2 của cháu. Sau 12 năm anh Hoàng Văn Hà lập gia đình với chị Nguyễn Thị Thu ở thôn Liên Xá, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội vẫn không có con. Khi đi khám bệnh thì bác sĩ kết luận chị bị tắc tử cung khó có thai được. Cả gia đình đã dốc hết tiền bạc và công sức đi khắp chữa trị nhưng vẫn không được. Tưởng chừng như “hết thuốc chữa” anh gặp một người quen giới thiệu đến bà Lan. Anh bảo: Tôi cũng không nghĩ là có thể chữa được vì đi quá nhiều nơi. Thôi thì còn nước thì còn tát. Sau khi xem bệnh án bà Lan bốc thuốc theo chu kỳ 3 vòng kinh. Đến tháng thứ 4 thì có bầu. Vợ chồng tôi mừng lắm. Đến nay cháu nhà tôi đã được 8 tuổi đang đi học lớp 3. Thỉnh thoảng tôi vẫn lên thăm bà Lan và gọi bà là mẹ nuôi. Cũng từ trường hợp của tôi, tôi giới thiệu cho nhiều người đến chữa khỏi. [TABLE="align: center"] [TR] [TD]Bà Phùng Thị Lâm, Phụ trách Đông y trạm y tế xã Bắc Phong, cho biết: “Người dân tộc Dao chúng tôi có nhiều bài thuốc quý. Nhất là những bài thuốc chữa vô sinh, trong đó có bài thuốc của bà Lan. Mẹ bà Lan là người làm thuốc từ bé chữa nhiều bệnh khó mà nhiều thầy lang khác không chữa được. Bản thân bà Lan cũng theo mẹ từ bé làm thuốc và được mẹ truyền nghề cho. Cùng với những kinh nghiệm, kiến thức mà người mẹ của bà Lan truyền cho ngoài ra bà Lan cũng luôn tìm tòi học hỏi những vị thuốc hay, thuốc quý của những thầy lang khác trong vùng để bài thuốc của mình có hiệu quả cao nhất”.[/TD] [/TR] [/TABLE]Doãn Kiên Nguồn : Người đưa tin