Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Thần Chú Đại Nhật Như Lai tiếng Phạn (Chú Tỳ Lô Giá Na Như Lai) - Maha Vairocana Buddha Mantra

Thảo luận trong 'ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH - ĐIỆN GIA DỤNG.' bắt đầu bởi gyuntanron, 13/12/23.

  1. Người gửi:

    gyuntanron (Offline)
  2. Địa phương:

    Sửa bài viết để cập nhật
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Sửa bài viết để cập nhật
  4. Giá mong muốn:

    (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Sửa bài viết để cập nhật
  6. Điện thoại:

    0908101244 Click để xem
  7. Zalo:

  8. Địa chỉ:

    161b nguyễn văn thủ quận 1, hcm (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 13/12/23, 0 Trả lời, 3,793 Đọc
  1. 13/12/23 lúc 09:52

    gyuntanron

    Major Poster

    gyuntanron
    Tham gia:
    4/1/14
    Bài viết:
    103
    Được thích:
    23


    Đại Nhật Như Lai (chữ Hán: 大日如来; tiếng Phạn: वैरोचन, Vairocana), hay Tỳ-lư-xá-na Phật, Tỳ-lô-giá-na Phật (毘盧遮那佛) là danh hiệu một vị Phật trong truyền thống Phật giáo Đại thừa. Theo Kinh Hoa nghiêm, Tỳ-lô-giá-na Phật chính là pháp thân của Thích-ca Mâu-ni. Trong Mạn-đà-la của Mật tông thì Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ chiếu soi và diệt trừ bóng tối của vô minh.

    Theo quan điểm Đại Thừa thì Đức Phật có ba thân: pháp thân, báo thân, hóa thân. Sở dĩ có ba thân là do chỗ dụng khác nhau. Phật Thích Ca, là vị Phật lịch sử đã đản sinh và nhập diệt trên quả địa cầu này, chính là hóa thân của Phật. Trong khi đó, thân mà Phật Thích Ca đã chứng ngộ gọi là pháp thân, là Chân Như và đó là Đại Nhật Như Lai. Ý nghĩa pháp thân này vượt ngoài sự luận bàn của ngôn từ và chỉ có sự chứng ngộ thành Phật mới có thể biết. Trong Kim Cương Giới Mạn Đà La, Đại Nhật Như Lai đại biểu cho Thức uẩn của Ngũ uẩn, Không đại của Ngũ đại, Pháp giới thể tính trí của Ngũ trí, và có chủng tử tự là VAṂ.

    Trong Thai Tạng Giới Mạn Đà La, phần Trung Đài Bát Diệp Viện có hình tượng hoa sen Bi Tâm tám cánh, thì Đại Nhật Như Lai là nhụy sen biểu tượng cho căn bản của sự tu tập giải thoát cần phải lấy Đại Bi làm gốc. Ngài đại biểu cho tâm viên mãn, tối thắng của hoa sen trắng tinh khiết, trang nghiêm, thanh tịnh. Chủng tử tự là ĀḤ. Đại Nhật Như Lai được dịch từ Vairocana, theo tiếng Phạn có nghĩa là "biến chiếu". Trong Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích do sư Nhất Hạnh thuật ký giải thích: "Chữ Tỳ Lô Giá Na (vairocana) là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi chỗ u ám. Tuy nhiên đối mặt trời của thế gian, sự chiếu sáng có phương phận, chiếu sáng bên ngoài mà chẳng chiếu sáng bên trong, chiếu sáng bên này, chẳng đến bên kia, lại chỉ sáng ban ngày, còn ban đêm không thấy chiếu. Huệ Nhật của Như Lai không như thế. Trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày."

    Thần chú Đức Đại Nhật Như Lai (Tiếng Phạn):
    OM NAMO BHAGAVATE / SARVA DURGATE PARI SHODHANI RAJAYA /
    TATHAGATAYA / ARHATE SAMYAKSAM BUDDHAYA /
    TADYATHA / OM SHODHANI SHODHANI / SARVA PAPAM VISHODHANI / SHUDHE VISHUDHE /
    SARVA KARMA AVARANA VISHODHANI SVAHA

    Công năng: Diệt trừ u tối và phổ khắp ánh sáng. Thành tựu các công việc. Ánh sáng không bao giờ mất đi. Tịnh trừ ác thú, nghĩa là khiến cho ta xa lìa các cõi ác nương nơi sức gia trì của Đức Phật. Tịnh hóa hoàn toàn được vô minh ảo tưởng; và nhận được Pháp Giới Thể Tánh Trí và Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na nơi chính mình. Nếu các chúng sanh tạo đủ thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng, tội số như vi trần, đầy khắp thế giới. Khi thân hoại mạng chung chắc chắn sẽ bị đọa vào ác đạo. Tụng Chú nhờ oai lực gia trì của Chơn ngôn, nhờ sức thần thông của chú lực, lúc bấy giờ liền được ánh hào quang của chư Phật rọi vào thân và trừ được các quả báo, xả thân khổ sở, vãng sanh về nước Cực Lạc.

    Thực hành thần chú Đại Nhật Như Lai này còn gọi là “Kunrig” để giúp cho thanh tịnh toàn bộ tam đồ (ba cõi thấp là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh). Thực hành thần chú này sẽ giúp chúng ta đạt đến trạng thái của đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Đại Nhật Như Lai) và giải thoát hết toàn thẩy chúng sinh trong cõi Luân Hồi. Đại Nhật có nghĩa là mặt trời lớn. Mặt trời của chúng ta là mặt trời có điều kiện, ngày sáng đêm tối. Nhưng Đại Nhật - mặt trời vĩ đại này thì luôn tỏa sáng bất kể ngày đêm, luôn chiếu soi khắp Lục Đạo Luân Hồi không sót một chúng sinh nào. Nhận chân ra ánh sáng này ta sẽ giác ngộ. Vì vậy mà gọi là Đại Nhật. Người thường xuyên trì tụng thần chú này thì sẽ được năng lực của Đại Nhật Như Lai thần chú này soi sáng toàn bộ nơi chốn đang cư ngụ, thanh tịnh và chuyển hóa toàn bộ chướng ngại tâm thức của tất cả chúng sinh hữu hình, nhân, phi nhân…biến chuyển toàn bộ chướng ngại hữu hình và hô hình xung quanh ta. Đem lại lợi lạc lớn lao cho người còn và kẻ mất. Khi trì tụng hãy nghĩ tưởng đến đức Đại Như Như Lai trong tâm thì đạt được lợi ích nhiều hơn. Công đức của thần chú này thật không thể nghĩ bàn….
     
    luanvinhphuc thích bài này.

Chia sẻ trang này