Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Tất tần tật về xây dựng chiến lược sản phẩm chuẩn nhất

Thảo luận trong 'ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH - ĐIỆN GIA DỤNG.' bắt đầu bởi hanhnguyenee, 6/12/22.

  1. Người gửi:

    hanhnguyenee (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    50,000 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    028 7303 0800 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

    60a trường sơn (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 6/12/22, 0 Trả lời, 310 Đọc
  1. 6/12/22 lúc 17:43

    hanhnguyenee

    Junior Member

    hanhnguyenee
    Tham gia:
    13/10/22
    Bài viết:
    66
    Được thích:
    0
    Việc xây dựng chiến lược sản phẩm mới là một trong những điều quan trọng với tất cả các nhà kinh doanh. Đây là một chiến lược không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp. Sau đây, hãy cùng GoSELL tìm hiểu về khái niệm này cũng như cách xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả nhé.

    [​IMG]
    Định nghĩa chiến lược sản phẩm là gì?

    Chiến lược sản phẩm là lộ trình được sử dụng để phát triển sản phẩm hoặc tính năng, bao gồm tất cả nhiệm vụ cần phải hoàn thành do các cấp quản lý đưa ra để đạt được mục tiêu mong muốn.
    Chiến lược sản phẩm vạch ra cách sản phẩm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nó mô tả vấn đề mà sản phẩm sẽ giải quyết, cũng như tác động của nó đối với khách hàng và công ty. Chiến lược sản phẩm đóng vai trò là nền tảng cơ sở giúp bạn đo lường mức độ thành công của sản phẩm trước, trong và sau khi sản xuất.
    Trên thực tế, 70% doanh nghiệp đề cập đến chiến lược sản phẩm bất cứ khi nào họ đưa ra các quyết định quan trọng. Vì vậy, tạo ra một chiến lược chi tiết và kỹ lưỡng là điều kiện cần nhằm đảm bảo kế hoạch được hoàn thành một cách chính xác và đúng hạn.
    >>Xem thêm: Cách xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả
    Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm

    Tầm nhìn thị trường

    Tầm nhìn thị trường GoSELL mô tả đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn và cơ hội đó có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp. Nó làm nổi bật khách hàng mục tiêu của bạn, cách bạn định vị sản phẩm của mình và gia tăng yếu tố cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.
    Tầm nhìn thị trường của doanh nghiệp nên bao gồm một kế hoạch tiếp cận thị trường giải thích nhu cầu của khách hàng và phương thức bạn sẽ cung cấp một đề nghị cạnh tranh.
    Mục tiêu sản phẩm

    Bạn không thể tạo ra chiến lược sản phẩm mà không có các mục tiêu chính rõ ràng. Đây là những mục tiêu hoặc chỉ số cụ thể mà bạn cần đạt được khi xây dựng sản phẩm của mình. Nó được ví như kim chỉ nam, đảm nhận vai trò hướng dẫn cho nhóm phát triển sản phẩm của bạn và đo lường tỷ lệ thành công khi sản phẩm được phát hành.
    Khi thiết lập mục tiêu, điều quan trọng là phải thực hiện nó dựa trên thời gian đã được mặc định ban đầu.
    Sáng kiến sản phẩm

    Sáng kiến sản phẩm tương tự như mục tiêu sản phẩm, nhưng chúng mang tính khái niệm hơn. Đây là những ý tưởng hoặc xu hướng có tầm ảnh hưởng lớn mà bạn sẽ triển khai cho các sản phẩm của mình.
    Ví dụ, khi GoSELL ra mắt bộ giải pháp bán hàng đa kênh của mình, mục tiêu của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc bán phần mềm. GoSELL còn mong muốn muốn trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực tự động hóa tiếp thị và cung cấp những cơ hội kinh doanh mới cho khách hàng của mình. Chúng tôi liên tục đưa ra những sáng kiến sản phẩm như cải thiện tính năng, mở rộng quan hệ đối tác,…để đạt được kế hoạch đề ra trong năm 2021 -2022
    6 bước để xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả

    Xác định tầm nhìn sản phẩm

    Tại sao sản phẩm của bạn tồn tại? Suy nghĩ về cách nó đóng góp vào sứ mệnh chung của doanh nghiệp và những gì nó cần để đạt được các mục tiêu kinh doanh của bạn. Tầm nhìn sản phẩm của bạn phải đủ ngắn gọn và đơn giản để các bộ phận có liên quan hiểu được và thực hiện nó thành công.
    Doanh nghiệp nên có một tầm nhìn đầy tham vọng nhưng đủ khả thi để đạt được vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, trong đó giải quyết triệt để các vấn đề của khách hàng được xem là nhiệm vụ cốt lõi.
    Xác định thị trường mục tiêu

    Khi bạn đã có tầm nhìn về cách sản phẩm giúp ích cho khách hàng, bạn cần xác định đối tượng để thực hiện điều này. Nếu sản phẩm của bạn dành cho các cá nhân, hãy tìm ra mức thu nhập, nghề nghiệp hoặc nhu cầu, sở thích của đối tượng khách hàng mục tiêu. Đối với các công ty B2B, bạn nên tập trung vào các ngành, khu vực địa lý hoặc quy mô công ty nhất định.
    Bắt đầu chiến lược sản phẩm của bạn bằng cách xác định một phân khúc khách hàng hẹp mà bạn định nhắm mục tiêu, cùng với 1 – 3 nhu cầu cụ thể mà sản phẩm của bạn sẽ giải quyết cho phân khúc đó. Điều đó cho phép bạn tập trung vào phát triển sản phẩm và ưu tiên xây dựng các tính năng cụ thể vừa nhắm đúng mục tiêu nhu cầu vừa thúc đẩy doanh thu.
    Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

    Những nhu cầu chính mà đối tượng mục tiêu của bạn hướng đến là gì? Bạn sẽ cần phải tương tác với khách hàng và tìm hiểu khó khăn mà họ đang gặp phải, cũng như kỳ vọng của họ về các đề xuất giải pháp.
    Nếu bạn tạo ra được một sản phẩm tốt hơn rất nhiều so với các sản phẩm thay thế hiện có thì việc khách hàng chuyển sang lựa chọn thương hiệu của bạn là điều hiển nhiên.
    Xác định điểm khác biệt trong sản phẩm

    Trừ khi bạn đang tạo ra một thị trường hoàn toàn mới, nếu không có lẽ khách hàng mục tiêu của bạn đã và đang sử dụng các sản phẩm thay thế khác. Do đó, những sản phẩm của bạn không thể chỉ ngang bằng so với đối thủ, mà còn phải có thêm một vài điểm mới mẻ và thú vị để thuyết phục mọi người chuyển đổi thương hiệu.
    Sau khi bạn đã viết ra các yếu tố khác biệt trong cạnh tranh, hãy thảo luận những ý tưởng của bạn với đội ngũ phát triển sản phẩm, đồng thời truyền đạt lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng và những bên liên quan.
    Phát triển lộ trình chiến lược cấp cao

    Lộ trình chiến lược của bạn nên bao gồm một tập hợp các mục tiêu rõ ràng kèm theo kết quả đã được dự đoán từ trước. Những điều này chịu tác động mạnh mẽ bởi thị trường và khách hàng tiềm năng của bạn.
    Mỗi khi bạn đưa ra các mục tiêu chiến lược mới, hãy ghi lại chúng trong tài liệu chiến lược cùng với các kết quả, nhằm đo lường mức độ thành công của chúng trong một khoảng thời gian cụ thể.
    Phác thảo phương pháp tiếp cận thị trường

    Phần cuối cùng trong tài liệu chiến lược sản phẩm cung cấp tổng quan cách bạn sẽ đưa sản phẩm của mình đến thị trường mục tiêu.
    Ví dụ: Bạn có thể bắt đầu bằng cách nhắm mục tiêu đến một phân khúc nhỏ khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của bạn cao nhất, sau đó dần dần mở rộng quy mô đối tượng người dùng.

    Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết được tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm và làm thế nào để xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khi tìm hiểu bài viết, bạn có thể liên hệ ngay với GoSELL theo Email: hotro@gosell.vn hoặc số Hotline: (028) 7303 0800.
     

Chia sẻ trang này