Sàn gỗ hoa văn hay còn gọi là sàn gỗ nghệ thuật, xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 17 tại Pháp, sàn gỗ nghệ thuật đã nhanh chóng lan rộng sang các nước phương Tây và trở thành biểu trưng của giới quý tộc.. Trước đây, loại ván sàn này được tạo thành bằng cách cắt và ghép các thanh gỗ tự nhiên nhỏ lại với nhau để cho ra những họa tiết và hoa văn phức tạp. Do đó, giá thành của sàn gỗ nghệ thuật khá đắt đỏ và chỉ được ứng dụng rộng rãi trong các lâu đài, cung điện hoàng gia. Theo dòng thời gian, khi công nghệ và kỹ thuật sản xuất ván sàn ngày một phát triển, sàn gỗ engineer ra đời và trở thành lựa chọn tối ưu hơn về chi phí cho người dùng. Ngày nay, hầu hết các mẫu sàn gỗ nghệ thuật đều ứng dụng công nghệ cắt ghép CNC vào trong quy trình sản xuất giúp tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo về độ chính xác. Sàn gỗ hoa văn có mấy loại Trên thị trường hiện nay, sàn gỗ ghép hoa văn nghệ thuật được chia làm 2 loại chính gồm: sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ kỹ thuật Engineer. Hai loại này đều có ưu và nhược điểm riêng. Sàn hoa văn tự nhiên Đúng như tên gọi của nó, ván sàn này có thành phần chính là 100% gỗ tự nhiên nguyên khối như Sồi, Óc Chó, Gõ Đỏ, Chiu Liu, Căm Xe,…được cắt và sắp xếp theo các mẫu họa tiết khác nhau. Đây đều là những loại gỗ thịt được người dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, với thực trạng các loại cây lấy gỗ ngày càng khan hiếm bởi các loại cây lấy gỗ này cần thời gian dài để sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy mà giá thành của loại sàn gỗ này tương đối cao và hầu như chỉ được ứng dụng trong các công trình cao cấp như biệt thự, biệt phủ và nếu cần số lượng lớn thì phải đặt hàng trước. Ưu điểm của ván sàn nghệ thuật làm bằng gỗ tự nhiên là có tính thẩm mỹ cao, mang lại vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng, giúp nâng tầm không gian sống. Ngoài ra, dòng sàn này còn có giá trị về mặt thời gian, khi gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, qua quá trình dài sử dụng sàn gỗ nghệ thuật không chỉ không mất giá mà giá thành có thể còn cao hơn thời điểm lắp đặt. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, kiểu sàn gỗ này vẫn đang tồn tại một số nhược điểm. Là gỗ tự nhiên nên các nhà sản xuất không thể can thiệp và kiểm soát được sự giãn nở của gỗ. Do đó, hiện tượng co ngót, giãn nở là điều không quá hiếm gặp với khí hậu đặc trưng của Việt Nam. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì đã có giải pháp khắc phục tình trạng này. Trong quá trình lắp đặt, thợ thi công sẽ chừa 1 khoảng hở khoảng 15mm giữa mép sàn với tường để sàn có không gian giãn nở. Sàn gỗ Engineer hoa văn Sàn gỗ Engineer là sự kết hợp hoàn hảo giữa gỗ tự nhiên và ván gỗ ép Plywood. Nhờ cấu tạo đặc biệt, sàn gỗ kỹ thuật Engineer đã khắc phục được phần lớn những hạn chế của sàn gỗ hoa văn tự nhiên nguyên khối như tăng khả năng chống ẩm, ít bị tác động bởi nhiệt độ và tỷ lệ co ngót, giãn nở thấp. Cấu tạo cụ thể của ván sàn Engineer như sau:Lớp bề mặt: Lớp bề mặt ván sàn kỹ thuật Engineer được làm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên có độ dày phổ biến là 3mm.Lớp đáy: Đây là lớp ván ép Plywood có độ dày 12mm. Khác với các loại gỗ công nghiệp như MDF, HDF, CDF, Plywood là loại vật liệu được tạo thành bởi các lớp gỗ mỏng Veneer. Các lớp được ép chồng vuông góc với nhau dưới áp suất cao tạo thành tấm gỗ phẳng chắc chắn và bền bỉ.Ngoài ra, sàn gỗ kỹ thuật Engineer còn có giá thành rẻ hơn so với sàn ghép hoa văn nguyên khối nên dễ dàng tiếp cận với nhiều phân khúc khách hàng hơn. Xem thêm: Top 5 sàn gỗ xương cá cốt đen chịu nước tốt nhất hiện nay Nguồn:sangothanhdat.vn