Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Quy trình xây dựng budget plan chuẩn không cần chỉnh

Thảo luận trong 'ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH - ĐIỆN GIA DỤNG.' bắt đầu bởi hanhnguyenee, 3/11/23.

  1. Người gửi:

    hanhnguyenee (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    50,000 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    028 7303 0800 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

    60a trường sơn (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 3/11/23, 0 Trả lời, 611 Đọc
  1. 3/11/23 lúc 17:51

    hanhnguyenee

    Junior Member

    hanhnguyenee
    Tham gia:
    13/10/22
    Bài viết:
    66
    Được thích:
    0
    Khi bạn khởi tạo hoặc quản lý một doanh nghiệp, việc lập budget là một phần quan trọng của quá trình quản lý tài chính. Nhưng budget là gì, và làm thế nào để lập một budget hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm budget và cách nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh.

    [​IMG]
    Những yếu tố gây ảnh hưởng đến budget plan?

    Khi thiết lập Budget plan, nhà quản lý cần dựa trên 3 bản báo cáo tài chính sau để có cái nhìn tổng quát về tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
    • Bảng cân đối kế toán (balance sheet): Giúp nhà quản lý dự đoán tài sản doanh nghiệp, các loại phí phải trả, nguồn vốn cổ đông vào cuối kỳ kế toán và đặc biệt là nhìn vào đó, nhà quản lý có thể phát hiện những khoản có dấu hiệu báo động như công nợ xấu.
    • Báo cáo kết quả kinh doanh (income statement): Thể hiện lợi nhuận và các phí tổn thất dự kiến thuận theo tiêu chuẩn kế toán. Các nhà đầu tư thường xem xét báo cáo này để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư.  
    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (statement of cashflow): Phân tích tất cả dòng tiền ra vào của doanh nghiệp và duy trì nguồn tiền nhận vào để đảm bảo vận hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
    >>Xem thêm: Kinh nghiệm tối ưu ngân sách Marketing cho chuỗi cửa hàng bán lẻ
    Các phương pháp thiết lập budget plan hiệu quả

    Dựa theo khoản mục

    Đây là phương pháp lập budget plan bằng cách phân định các khoản thu và khoản chi theo từng khoản mục chi tiết về dòng tiền của doanh nghiệp. Hình thức này khá đơn giản và dễ thực hiện, nhà quản lý cũng dễ dàng kiểm soát các khoản chi khi so sánh số liệu với các năm trước.
    Dựa theo các công việc cần thực hiện

    Phương pháp này giúp nhà quản lý phân bổ nguồn lực dựa trên khối lượng công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện, hay còn gọi là công việc theo tiêu chí đầu vào. Hình thức này giúp nhà quản lý dự đoán được kết quả thu hoạch được từ việc phân bố nguồn lực cần thiết so với chu trình ngân sách trong khoảng thời gian nhất định.
    Dựa theo các dự án

    Nhà tuyển dụng sẽ lập budget plan cho các dự án có tính cạnh tranh cao để đầu tư tài nguyên dựa trên mối liên kết chặt chẽ giữa kết quả dự án với những khoản phí cần bỏ qua để thực hiện.
    Dựa theo kết quả đầu ra

    Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở nhà quản lý tiếp nhận các kết quả đầu ra để phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả nhất. Để làm được điều này, nhà quản lý cần lựa chọn, thiết lập mục tiêu, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện và phân tích kết quả thực hiện liên tục.
    Bạn đã biết các cách lập budget plan mang lại hiệu quả?

    Bước 1: Phân tích và đưa ra kế hoạch phù hợp

    Budget plan phải được lập dựa trên quá trình thảo luận kỹ lưỡng của các bộ phận liên quan, do đó, điều đầu tiên bạn cần chú ý đó là phân tích, đề xuất và xác định budget plan phù hợp dựa trên mục tiêu cũng như chi tiêu ngân sách của doanh nghiệp trong thời gian hoặc dự án cụ thể. Người lập budget phải thực sự am hiểu toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp cũng như các hệ thống báo cáo hay hệ thống quản lý kế toán để đặt ra các kế hoạch phù hợp như dài hạn hay ngắn hạn để làm kim chỉ nam cho quá trình hoạt động.
    Bước 2: Phân bố các hoạt động cần thực hiện

    Tiếp theo, hãy liệt kê các hoạt động cần thực hiện theo từng mốc thời gian hoặc từng khoản mục công việc cụ thể. Người lập budget phải hiểu rõ doanh nghiệp cần tốn các khoản chi phí nào và bao nhiêu? Cần bao nhiêu nhân lực để thực hiện?,…
    Bước 3: Tích hợp ngân sách với hệ thống

    Dựa trên danh sách các hoạt động và mục tiêu chi tiêu, doanh nghiệp cần tích hợp chi tiết quá trình thực hiện liên quan đến từng khoản ngân sách chi – thu cụ thể, đối tượng mục tiêu, các dòng sản phẩm, chiến dịch tiếp thị – quảng cáo,… vào các công cụ quản lý hiệu suất phù hợp
    Bước 4: Đánh giá budget

    Doanh nghiệp cần tiến hành xem xét ngân sách thực sự phù hợp với mục tiêu tài chính đang hướng đến không? Đâu là thời điểm quan trọng cần sử dụng ngân sách đó? Quyết định đó gây ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch?… Bước này sẽ giúp doanh nghiệp thống nhất kế hoạch budget và đảm bảo kế hoạch đúng mục tiêu đã hoạch định trước khi đưa vào hoạt động.
    Bước 5: Duyệt nội bộ ngân sách

    Budget plan chỉ được hoàn thành khi được các cấp lãnh đạo phê duyệt, sau đó các bộ phận liên quan và ban lãnh đạo sẽ tiếp trao đổi, cân nhắc để đảm bảo quá trình triển khai kế hoạch ngân sách. Thông thường, thời gian lập và phê duyệt budget plan sẽ sẽ kéo dài trong vòng 3 – 6 tháng để đảm bảo kế hoạch.
    Khi budget plan được trình lên ban lãnh đạo sẽ chú ý vào những tiêu chí đó là
    • Kế hoạch đã phù hợp với tiêu chuẩn mục tiêu chưa?
    • Mục đích của bản kế hoạch có đáng để đầu tư nguồn lực tài chính hay không?
    • Kế hoạch này có giúp ích gì cho hoạt động kinh doanh hay không?
    Bước 6: Đưa vào thực hiện

    Sau khi budget plan được ban lãnh đạo phê duyệt, các bộ phận liên quan sẽ bắt đầu thực hiện theo đúng kế hoạch đã được hoạch định. Xem xét cơ cấu ngân sách và quản lý ngân sách là nhiệm vụ xuyên suốt của người lập budget. Trên cơ sở đó, bạn cần phải căn cứ vào các chỉ tiêu yêu cầu cụ thể của ban lãnh đạo để quá trình hoạt động ổn định và điều chỉnh kịp thời các khoản phát sinh.
    Triển khai chiến lược marketing và tối ưu Budget với GoSELL
    Với một chiến dịch marketing thành công thì cần có sự kết hợp và hỗ trợ bởi các công cụ marketing khác nhau để có thể đạt hiệu suất tổng thể cao. Với GoSELL, tích hợp các công cụ sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp của bạn thực hiện các chiến dịch hiệu quả với với ngân sách tối ưu nhất khi không cần sử dụng nhiều nền tảng tiếp thị cùng lúc.

    Triển khai chiến lược marketing và tối ưu Budget với GoSELL: Việc đầu tiên để tối ưu budget là gì? Chính là bạn cần nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, để tập trung vào họ. Với bộ công cụ nghiên cứu và phân nhóm khách hàng của GoSELL sẽ hỗ trợ bạn:
    • Google Analytics hỗ trợ thu thập thông tin và phân tích hành vi khách hàng trên website / app bán hàng thông qua các chỉ số, báo cáo cụ thể.
    • Google Tag Manager cho phép quản lý các thẻ tiếp thị kỹ thuật số (chẳng hạn như Google Analytics) thay vì cài đặt trực tiếp vào website / app bán hàng, giúp doanh nghiệp phân tích hành vi người tiêu dùng.
    • Thu thập dữ liệu người dùng, đo lường hiệu suất chạy Facebook Ads với Facebook Pixel.
    • Tính năng CRM giúp bạn lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau trên một hệ thống quản trị duy nhất. Dễ dàng phân nhóm tệp khách hàng, hỗ trợ hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng và Marketing.

    Budget không chỉ là một bảng tính số liệu, mà còn là một công cụ quản lý và quyết định quan trọng. Hiểu rõ về tầm quan trọng của budget và cách lập nó có thể giúp bạn điều hành doanh nghiệp của bạn một cách hiệu quả và đạt được sự thành công.
     

Chia sẻ trang này