Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Quy định về người đại diện pháp luật doanh nghiệp

Thảo luận trong 'ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH - ĐIỆN GIA DỤNG.' bắt đầu bởi hotrotinviet, 6/12/24.

  1. Người gửi:

    hotrotinviet (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    80,000 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    0989365065 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

    11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP. HCM (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 6/12/24, 0 Trả lời, 54 Đọc
  1. 6/12/24 lúc 08:49

    hotrotinviet

    Major Poster

    hotrotinviet
    Tham gia:
    1/3/19
    Bài viết:
    177
    Được thích:
    0
    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là vị trí quan trọng trong quá trình thành lập doanh nghiệp và vận hành doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp và cá nhân cần nắm rõ quyền và nghĩa vụ của vị trí này. Bài viết dưới đây sẽ khái quát các vai trò của người đại diện trong doanh nghiệp và một số vấn đề cần lưu ý.

    [​IMG]


    Vai trò của người đại diện theo pháp luật

    Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Người Đại Diện Theo Pháp Luật của doanh nghiệp (“ĐDPL”) là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Trách nhiệm của người đại diện doanh nghiệp

    Người đại diện doanh nghiệp có trách nhiệm như sau:
    - Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
    - Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
    - Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp.
    - Đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án.
    - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm theo quy định.
    - Chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan khi doanh nghiệp có nhiều người đại diện pháp luật mà không phân chia rõ quyền và nghĩa vụ của từng người.
    - Đại diện cho công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Các trường hợp không được làm người đại diện theo pháp luật

    Cũng theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, các cá nhân sau đây không được đảm nhiệm vị trí ĐDPL của doanh nghiệp:
    - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
    - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
    - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định.
    - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
    - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
    - Các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
     

Chia sẻ trang này