[h=1]Ở Việt Nam, mỗi lần ra đường là mỗi lần mạo hiểm[/h] Đa số người Việt khi tham gia giao thông lúc nào cũng tỏ ra vội vã, mạnh ai ấy đi, thói quen như ngấm vào máu, lối sống, văn hoá. Dòng người, xe cộ tấp nập dừng trước đèn đỏ, ai cũng ngước nhìn và cùng tham gia trò chơi đếm ngược, 10, 9, 8, 7, 6, ... 5... và rồi tiếng còi xe phía sau bắt đầu vang lên. Một vài chiếc xe ở hàng đầu dũng mãnh lao lên như muốn “thách đấu” với dòng phương tiện di chuyển theo hớng khác, vậy là xung đột giao thông, những pha “cắt đầu”, ép xe diễn ra muôn hình muôn vẻ. Điểm chung là ai cũng vội và nhìn cái kẻ đang “xung đột” với mình với một ánh mắt thiếu thiện cảm, một gương mặt cau có và đôi khi là những tiếng chửi thề. Đó là bức tranh giờ cao điểm ở Hà Nội và một số thành phố lớn ở Việt Nam. Kể cũng lạ thật, đôi khi tự hỏi rằng với 5 giây “cướp” được đó họ có thể làm được gì nhỉ? Trong dòng xe cộ đông đúc đó có đủ loại thành phần trong xã hội, từ học sinh, sinh viên, những người làm tự do, có nhiều người là công chức. Họ phóng bạt mạng, đầu giờ sáng nhưng không phải ai cũng có việc khẩn cấp. Nhiều người trong số họ chạy ngoài đường thì nhanh thế nhưng khi đến công sở họ lại đủng đỉnh mang gói xôi hoặc chiếc bánh mì trong túi ra và từ từ hưởng thụ bữa sáng, rồi thì rửa ấm pha trà, đọc báo để chờ đợi ... bữa trưa. Chiều về họ lại phóng xe ra khỏi công sở nhanh như thể đang có con khủng long bạo chúa đuổi phía sau vậy. Có người vừa chạy vừa móc điện thoại ra "alô, đang đến, ừ chỗ cũ nhé" và phi như bay vào quán nhậu. Lúc ra, nhiều người cũng chạy rất nhanh nhưng với một gương mặt “rực rỡ ánh hồng” và hơi thở đầy mùi bia rượu. Lúc này cái đầu đã mất tỉnh táo, cái tay đã thiếu chuẩn xác, chỉ còn lại thói quen tiết kiệm 5 giây là vẫn còn nguyên, rất nhiều người trong số họ vì tiết kiệm 5 giây đã phải trả giá bằng cả cuộc đời sau những tai nạn thảm khốc. Thói quen tham gia giao thông phần nào đó thể hiện ý thức, lối sống, văn hóa ứng xử và nhận thức xã hội của một cá nhân hay một cộng đồng. Mong sao mỗi người trong chúng ta khi tham gia giao thông ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay những thành phố lớn khác hãy thể hiện nét đẹp văn hóa của địa phương mình. Để du khách phương xa, nhất là những người nước ngoài đến thăm chúng ta khi về không còn mang theo ấn tượng xấu: “tham gia giao thông ở Việt Nam như là tham gia một môn thể thao mạo hiểm”. Tôi xin được dùng mấy câu thơ sau để thay lời kết của bài viết, chúc các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc và lái xe an toàn:Năm giây ngắn lắm ai ơi Đem so với cả cuộc đời là bao Lên xe, đừng phóng ào ào Nhường nhau sẽ thấy ngọt ngào, thân thương Ai ơi, chớ có giành đường Rủi ro tai nạn, đau thương gia đình Đèn xanh, đèn đỏ phân minh Khi xanh mới chạy, đời mình luôn vui!Độc giả Duy Tuấn Bài viết do Lương Dũng biên tâp
Năm giây ngắn lắm ai ơi Đem so với cả cuộc đời là bao Lên xe, đừng phóng ào ào Nhường nhau sẽ thấy ngọt ngào, thân thương Ai ơi, chớ có giành đường Rủi ro tai nạn, đau thương gia đình Đèn xanh, đèn đỏ phân minh Khi xanh mới chạy, đời mình luôn vui!
nói đến vn thì bao giờ mới hết chuyện mấy thím ơi , vn đã và đang là đất nước thành công nhất đưa người dân từ văn minh đến thời đồ đá rồi còn gì
mấy thằng nc ngoài sang mình cũng bị nhiễm cái kiểu đi,chờ đèn như vậy luôn.ko nhiễm ko đc,còn mấy s mà chưa thấy vặn tay ga là nó còi ầm ĩ