Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Ồ ạt “đốn hạ” trâm cổ thụ Bảy Núi ở An Giang đem đi bán

Thảo luận trong 'TÂM SỰ CHUYỆN TRÒ' bắt đầu bởi VietFones, 25/4/19.

  1. 25/4/19 lúc 17:21

    VietFones

    Administrator

    VietFones
    Tham gia:
    16/1/07
    Bài viết:
    2,376
    Được thích:
    3,202
    Ồ ạt “đốn hạ” trâm cổ thụ Bảy Núi ở An Giang đem đi bán



    [​IMG]
    Những hàng trâm cổ thụ ở huyện Tri Tôn (An Giang) dần biến m.ất, bởi người dân ồ ạt bứng bán cho thương lái.
    Đặc trưng của vùng Bảy Núi ngoài cây thốt nốt còn có cây trâm sắn. Hàng năm, loài cây này đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
    Tuy nhiên vì lợi nhuận trước mắt, nhiều người dân ở xã Cô Tô và núi Tô của huyện Tri Tôn (An Giang) ồ ạt bứng cây bán cho thương lái vận chuyển ra ngoài tỉnh. Hệ lụy vùng đất này đang trở thành đồi trọc, m.ất đi cảnh quan, khô hạn…
    [​IMG]
    Xe container chở những cây trâm cổ thụ.
    [​IMG]
    Bãi tập kết trâm sắn.
    [​IMG]
    Tính luôn phần rể trâm cổ thụ nặng khoảng 5 tấn.
    [​IMG]
    Nhóm người chở trâm cổ thụ từ Nam ra Bắc.
    Lân la với nhóm người trên, chúng tôi được một người thanh niên hơn 35 tuổi cho biết: “Các đại gia rất ưa chuộng trâm sắn để trồng lấy bóng mát. Mỗi cây bứng gồm phần rễ và đất bên trong nặng khoảng 5 tấn. Mỗi xe chi phí vận chuyển từ đây ra Hà Nội từ 50 – 60 triệu đồng tiền công. Mỗi xe chở từ 3 – 4 cây và 2 ngày, đêm sẽ tới nơi”.
    Người này còn cho biết, trâm được thu mua trong dân diễn ra khoảng 1 năm nay. Đây là loại cây trồng rất dễ sống.
    Một người có nước da đen ngăm tiếp lời: “Cây lớn đó là 60 năm tuổi trở lên. Năm 1979, tôi đến đây đã có vườn trâm này rồi và người dân khi đó đã bán trái. Để có trâm cung ứng cho các đại gia, “cò” vô gặp dân mua, sau đó chọn những cây lớn, đẹp thuê người bứng chở đi. Tính trung bình tiền thuê bứng, vận chuyện ra tới bãi mỗi cây khoảng 20 triệu đồng”.
    Theo người đàn ông này, trâm sắn tập trung chủ yếu ở xã Cô Tô và Núi Tô. Theo tính toán của ông đến giờ khoảng 1.000 cây đã bứng khỏi địa phương.
    [​IMG]
    Người dân địa phương lo ngại những hàng trâm cổ thụ dần biến m.ất.
    “Trước đây chúng tôi qua các nước mua cây nhưng không “chung chi” nổi đành về đây. Khó khăn hiện tại là đường này cho trọng tải có 8 tấn. Trước đây, để vận chuyển trâm ra khỏi tỉnh phải có xã, kiểm lâm đóng mộc, còn giờ luật mới không cần, chỉ thống kê bao nhiêu cây, số xe là được”.
    Thấy chúng tôi quan tâm, một thanh niên nói: “Cây này khai thác theo thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp mà. Khai thác theo dân chứ có ở rừng đâu…”.
    [​IMG]
    Trâm ngổn ngang dọc hồ thủy lợi Soài Check.
    Trò chuyện với chúng tôi xong, một nhóm 6 người điều khiển 3 chiếc xe tải vào ruộng để chở những cây trâm đã bứng trước đó.
    Tìm về đường dẫn hồ Soài Check, chúng tôi phát hiện có hơn 10 cây trâm đã được bứng hạ chờ chở đi. Tiến sâu vào trong, chúng tôi thấy một nhóm 4 người đang cắt tỉa ngọn, dùng leng đào bứng một gốc trâm có hình dáng đẹp.
    [​IMG]
    Nhiều người đặt nghi vấn trâm được thu mua vận chuyển sang Trung Quốc.
    Chứng kiến cảnh xe trọng tải lớn ra vào vận chuyển trâm, anh H. (một người dân địa phương) cho biết: “Việc bứng trâm bán diễn ra liên tục, nhất là khu vực gần chân đồi Tà Pạ. Khi họ mua là lấy nguyên rễ và đất xung quanh. Trâm được mua để làm kiểng phong thủy nên nhu cầu thời gian gần đây tăng cao. Chúng tôi tiếc vì loài cây đặc trưng của địa phương dần biến m.ất, m.ất hết cảnh đẹp quê hương”.
    Ông Cao Quang Liêm, Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết, từ nhiều ngày qua, thương lái đến địa phương mua trâm đẹp với giá khoảng 30 triệu đồng/cây. Địa phương đã biết và rất bức xúc về tình trạng này. Tuy nhiên hiện nay không có văn bản nào cấm việc mua bán loại cây này.
    [​IMG]
    Nhóm người đang bứng trâm.
    Theo Nguyễn Nhân (Báo CA TP HCM)
     
  2. 25/4/19 lúc 17:26

    lahantran

    No Life Poster

    lahantran
    Tham gia:
    22/1/07
    Bài viết:
    2,087
    Được thích:
    472
    giờ nó mua cây, mốt nó mua dất, mốt nó mua nước rồi mua luôn mạng người việt
     
  3. 25/4/19 lúc 17:33

    QuốcThái_85

    Insane Poster

    QuốcThái_85
    Tham gia:
    27/7/12
    Bài viết:
    624
    Được thích:
    123
    dân quê nghèo nghe 20-30tr là mừng húm
     
  4. 25/4/19 lúc 18:01

    chin7691

    Crazy Poster

    chin7691
    Tham gia:
    17/4/14
    Bài viết:
    348
    Được thích:
    88
    Sống lệ thuộc thì phải chịu thôi ..... chơi với tư bản giãy chết ít ra cũng còn sung sướng hơn mấy thằng này
     
    tritrung1812 thích bài này.
  5. 25/4/19 lúc 18:33

    Minhtb

    Insane Poster

    Minhtb
    Tham gia:
    30/11/13
    Bài viết:
    659
    Được thích:
    91
    hồi bé cái trái trăm này quà vặt
     
  6. 25/4/19 lúc 19:02

    binhcaolanh

    No Life Poster

    binhcaolanh
    Tham gia:
    3/3/07
    Bài viết:
    1,880
    Được thích:
    247
    tự mình cứu mình thôi chứ đang đói chờ nhà nước chết rồi sao cuộc sống mà
     
  7. 25/4/19 lúc 19:11

    hieugsmdaklak

    Freak Poster

    hieugsmdaklak
    Tham gia:
    4/4/09
    Bài viết:
    832
    Được thích:
    677
    cứ nói dân thế này thế nọ chứ hoản cảnh nào theo hoàn cảnh nấy cs khó khăn có gì bán đc là bán thôi. phải mình mình cũng bán
     
  8. 25/4/19 lúc 19:47

    thanhtu04081982

    Moderator

    thanhtu04081982
    Tham gia:
    18/6/10
    Bài viết:
    2,779
    Được thích:
    1,145
    Địa phương đã biết và rất bức xúc về tình trạng này. Tuy nhiên hiện nay không có văn bản nào cấm việc mua bán loại cây này.

    lấy cái lồn gì cấm dân mua bán .... người ta trồng người ta có quyền bán ....cái lồn gì cũng tăng giá thì dân tìm cách kiếm tiền để lo cuộc sống chứ
    dân nghèo khổ có lo cho dân đâu,họ tự lực cánh sinh thôi ......
    chỉ khổ là dân không nghĩ tới phá hoại thiên nhiên sẽ chịu ảnh hưởng về sao thôi
     

Chia sẻ trang này