Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Nintendo với các web tải ROM lậu: Lịch sử vô giá của ngành game đang bị đe dọa

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 19/8/18.

  1. 19/8/18 lúc 11:10

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,739
    Được thích:
    7,842
    [​IMG]

    Hai tuần, ba trang web chia sẻ ROM điện tử 4 nút, SNES và nhiều hệ máy khác bị Nintendo đâm đơn khởi kiện yêu cầu gỡ hết link tải ROM game. Đồng ý đây chẳng phải lần đầu tiên, nhưng điều khiến nhiều người hâm mộ chú ý là con số mà Nintendo đòi hỏi nếu muốn tiếp tục chia sẻ những trò chơi đã có tuổi đời vài thập kỷ: 2 triệu USD tiền phạt vi phạm bản quyền, và với mỗi game do Nintendo phát hành được chia sẻ trên trang web, chủ của web sẽ phải đóng thêm 150 nghìn Đô.

    [​IMG]

    Đối với một trang web cộng đồng thì đó là con số nực cười. Số tiền này chỉ đơn giản là thứ để Nintendo ép chủ của LoveRETRO hay Emuparadise làm theo yêu cầu của họ: Đổi lấy sự nhân từ của hãng game Nhật Bản bằng cách gỡ hết link tải ROM miễn phí trên web.

    Xưa nay Nintendo vẫn vậy. Bề ngoài, họ là một tập đoàn game sáng tạo, thân thiện, hợp với mọi lứa tuổi. Nhưng trên thương trường, họ là những con cáo già đáng sợ nhất. Xưa kia để phát hành game trên NES, Nintendo bắt các hãng phát triển phải mua license để đổi lấy chiếc tem vàng hay được dán trên băng với mức phí không hề rẻ một chút nào. Đối với những phần mềm giả lập và các web tải ROM và ISO miễn phí, mọi chuyện cũng không khác là bao.

    [​IMG]

    Hãy gạt vấn đề piracy sang một bên để nghĩ về vấn đề có hậu quả lâu dài hơn. Chỉ một trang web cộng đồng nhưng đã có công gìn giữ hầu hết tất cả những trò chơi ra mắt kể từ khi con người biết đến giải trí tương tác. Ấy vậy mà chỉ một cái búng tay của Nintendo, mọi công sức cả chục năm qua coi như đổ sông đổ bể. Lịch sử cả ngành game, với những tác phẩm có trước cả thời đĩa CD và internet xuất hiện có nguy cơ biến mất hoàn toàn cứ như thú hoang trong sách đỏ.

    Vậy thứ Nintendo có được sau những lá đơn khởi kiện này là gì?

    Doanh thu hãng game bị phần mềm giả lập đe dọa đến mức nào?

    Đầu tiên hãy nói chuyện pháp lý. Theo luật, anh em được quyền sử dụng phần mềm giả lập, và được quyền tự dump file ROM hoặc BIOS để chạy một ứng dụng hoặc game thông qua phần mềm giả lập đó. TUY NHIÊN nếu anh em chia sẻ, phát tán ROM hoặc BIOS đó cho những người khác, thì đó là vi phạm bản quyền, phạm pháp, có nguy cơ tù mọt gông.

    [​IMG]

    Nintendo hoàn toàn đúng khi tấn công những trang web chia sẻ ROM (tạm gọi là) lậu. Cái khiến mình quan tâm là, đúng về lý, còn tình thì sao? 150 nghìn USD mỗi ROM chia sẻ trên trang web đối với EmuParadise là con số quá lớn, nhưng đối với Nintendo nó giống như tiền lẻ, qua một đêm kiếm được vài triệu Đô cơ mà. Ấy là chưa kể, Nintendo biết chắc chắn họ sẽ không thể nào có được số tiền này.

    Điều này dẫn chúng ta tới câu chuyện những chiếc máy xinh xinh như NES Classic hay SNES Classic. Có thể Nintendo kiện các trang web kia để đảm bảo doanh thu cho những cỗ máy “ăn mày dĩ vãng”. Bản thân Wii Virtual Console cũng cho phép người chơi mua lại những game huyền thoại 20, 30 năm về trước. Tháng 09 tới, Switch Online, dịch vụ chơi mạng của Nintendo cũng sẽ ra mắt, và không loại trừ khả năng nhiều cái tên như Zelda, Donkey Kong hay Mario sẽ lại được hồi sinh.

    [​IMG]

    “Rốt cuộc tải ROM lậu khiến Nintendo thất thu bao nhiêu? Liệu người ta có còn chịu mua SNES Classic nếu tải ROM trên internet mất có vài phút đồng hồ?” Đó chắc chắn là những gì Nintendo đang nghĩ, và vì thế họ coi những phần mềm giả lập và các trang web chia sẻ ROM là đối thủ âu cũng là điều đương nhiên. Nhưng những gì Nintendo làm để lưu giữ lịch sử ngành game và thư viện game của họ lại quá ít ỏi.

    Lịch sử ngành game bị đe dọa vì lòng tham?

    Lấy ví dụ chiếc NES Classic có 30 game. Trong toàn bộ vòng đời của mình, NES có hơn 700 game có bản quyền của Nintendo phát hành, chưa kể những game được viết cho NES nhưng không được cấp license từ Nintendo. Tương tự với SNES Classic, cũng chỉ có 30 game trong bộ nhớ. So với con số 1.757 game được phát hành trên SNES trong vòng 10 năm từ 1990 đến 2000, 30 chỉ là muối bỏ bể.

    [​IMG]

    Một lối suy nghĩ chủ quan nhưng bỗng nhiên trở nên có lý: Để lưu giữ những game ra mắt trước cả khi internet ra đời, piracy là điều cần thiết.

    Kỷ nguyên số đem lại cho chúng ta nhiều điều tiện ích. Những dải data chỉ có 0 và 1 không thể nào biến mất miễn là còn những hệ thống máy chủ. Trớ trêu, kỷ nguyên số lại làm quá tệ công việc bảo tồn lịch sử.

    Những cuộn phim ảnh bị hỏng do điều kiện bảo quản, giấy bị ẩm ướt khiến những văn kiện quan trọng biến mất vĩnh viễn. Đó là những thứ nhiều người quan tâm và số hóa để lưu giữ.

    Thế còn game? Vấn đề quan trọng nhất là chẳng ai quan tâm cả. Có lẽ một vài cá nhân, tổ chức, công ty cũng quan tâm đến việc bảo tồn lịch sử game, nhưng số lượng đó quá ít để tạo nên khác biệt. Vài năm trở lại đây mọi thứ đã bắt đầu tốt hơn một chút khi nhiều game đỉnh những năm 80 và 90 được remastered để phát hành phục vụ đối tượng trẻ. Ai mà nghĩ Shadow of the Colossus của năm 2018 vẫn đem lại những cảm xúc nguyên vẹn như hồi 2005 cơ chứ?

    [​IMG]

    Nhưng video game thì cũng giống âm nhạc và phim ảnh. Người ta quan tâm những bản nhạc hay nhất thập niên 80, chứ không quan tâm đến “toàn bộ những bài hát ra mắt trong thập niên 80”. Quy chiếu tới các nhà phát hành, nếu có remake hoặc phát hành lại, chúng ta vẫn sẽ chỉ có Mario, Zelda hay sau này là Skyrim.

    Vậy còn những cái tên khác như The Legend of Kage (Ninja Cứu Mẹ, theo cách gọi của anh em Việt Nam), Crisis Beat (Cảnh Sát Hoàng Gia) hay rất nhiều những game từng gắn liền với tuổi thơ mà không nổi tiếng bằng Mario, Sonic hay The Legend of Zelda thì sao? Câu trả lời vẫn đang bị bỏ ngỏ.

    Hàng nghìn, hàng vạn đầu game trải qua 8 thế hệ máy console và cả PC đang bị đe dọa đơn giản vì hành động có phần tham lam của Nintendo. Dĩ nhiên bán được game thì họ vui rồi. Nhưng liệu họ, những con cáo già trên thương trường có chịu phát hành những game ít người biết đến vì mục đích lưu giữ lịch sử hay không? Khá chắc là không.

    [​IMG]

    Trong khi đó, vài thập kỷ trôi qua và những phần mềm giả lập cùng thư viện ROM trên mạng internet đã làm rất tốt công việc đó. Nó tốt tới mức không một ai nghĩ ra cách thay thế một khi nó biến mất. Và giờ thì điều đó đã xảy ra rồi. Bản thân giả lập còn tồn tại vì bản thân các đơn vị sở hữu bản quyền như Nintendo không biết làm cách nào để kích thích việc mua game cũ của người chơi.

    Đó là lỗi của họ chứ không phải của user. Nhìn vào các nền tảng như Netflix hay Spotify, chúng đã khiến tỷ lệ piracy giảm đi nhiều, với cả thư viện điện ảnh và âm nhạc những năm 70 và 80. Nintendo vốn đã không làm được điều đó, nay họ còn đe dọa nốt thư viện game của nhiều hãng khác như Atari, NeoGeo hay Sega.

    [​IMG]

    Không thể tin nổi Nintendo quên mất một điều rằng, phần mềm giả lập và ROM lậu không chỉ giúp cho người chơi game, mà còn cả hãng game nữa. Chúng giúp nhen nhóm lại tình yêu với một hãng game nhờ vào việc chơi những game cũ, hoặc những game chưa chơi bao giờ. Một khi đã đánh được vào cảm xúc khách hàng, việc kiếm tiền chắc chắn sẽ dễ dàng hơn nhiều.

    Và như thế là, một hành động không đem lại cho Nintendo một khoản tiền đáng kể, đang có nguy cơ xóa sổ nhiều thứ khác, vô giá.
    Tham khảo PCWorld
     
    tyntyn thích bài này.
  2. 19/8/18 lúc 11:17

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,739
    Được thích:
    7,842
    Máy NES Classic Nintendo đang bán có 30 game huyền thoại giá giá bán 60 USD khoảng 1tr4 VNĐ.
    Mà games lậu China chỉ ép vào bản mạch nhỏ để hoàn thiện 1 máy chơi games mini lên đến 129 trò. Và giá thành rẻ gấp 3 lần (giá 400k). Tuỷ trải nghiệm không bằng nhưng với 129 games thì sẽ có nhiều thú vị hơn nhiều khi được cầm trên tay chơi mọi lúc mọi nơi, không phụ thuộc vào TiVI. Cũng đáng đồng tiền bát gạo.



    Bạn nào muốn xem chi tiết máy games mini thì qua đây : https://vietfones.vn/forum/threads/1558602
     

Chia sẻ trang này