Cam là loại cây ăn quả cùng họ với nhưng có kích thước bé hơn, vỏ mỏng hơn và có vị ngọt hoặc hơi chua. Cam được trồng từ thời xa xưa để lấy trái. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia khởi nguồn của loài Cam. Cam được trồng rất nhiều ở nước ta và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng chúng tôi điểm qua một số giống cam phổ biến hiện nay CAM SÀNH Cam sành là giống cam đặc trưng của Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận biết do lớp vỏ không có màu cam mà là màu xanh. Bề mặt vỏ cam sành sần sùi, bóng dầu. Cam sành thực chất là giống cam đã được lai tạo qua nhiều thế hệ. Tên tiếng Anh của loại cam này là King Mandarin. Hình 1. Cam sànhỞ nước ta cam sành nổi tiếng được trồng ở Hà Giang - Tuyên Quang - Yên Bái. Trong đó, nổi tiếng nhất là cam sành Hàm Yên, được trồng với diện tích lớn ở xã Phù Lưu, tỉnh Tuyên Quang. Cam sành là loại quả có múi, một dạng quả mọng đặc biệt, hình cầu hay cầu thuôn dài, chiều dài 4-30 cm và đường kính 4-20 cm. Bên trong quả khi bóc lớp vỏ và cùi sẽ thấy lớp vỏ mỏng, dai, màu trắng bao quanh các múi chứa nhiều tép mọng nước. Chi này về mặt thương mại rất quan trọng do nhiều loài (hoặc cây lai ghép) được trồng để lấy quả. Cam sành thường được ăn tươi hay vắt, ép lấy nước. CAM VINH Cam Vinh là loại cam được gắn liền với địa danh địa lý, nơi khởi nguồn của chính nó - Vinh, tỉnh Nghệ An. Trái Cam Vinh quả tròn đều, mọng nước, vàng đều. Màu vàng của cam Vinh là màu vàng tươi chanh pha với màu xanh, chứ không phải màu vàng da cam. Phần tép cam cũng vàng nhẹ chứ không phải màu vàng cam. Hình 2. Cam VinhCam chỉ thu hoạch từ tháng 9 âm tới Tết Âm lịch. Cam Vinh bán vào mùa khác không phải cam trái mùa mà là cam Trung Quốc giả dạng cam Vinh. Cam Vinh thường được dùng để ăn miếng bổ cau, ép lấy nước cam, xay lấy sinh tố. Phần vỏ cam ép lấy tinh dầu. Phần hạt cam cũng được dùng để làm nước gội đầu, ... CAM CAO PHONG Lại là một loại cam nữa có cái tên gắn liền với vị trí địa lý. Trước kia, thương hiệu cam Cao Phong hầu như rất xa lạ với thị trường. Nếu có nghe đến cam Cao Phong thì cũng chỉ là một thương thương hiệu bị tháo gỡ. Trong vòng vài năm trở lại đây, thương hiệu cam Cao Phong đã dần dần được khẳng định ở thị trường Việt Nam. Hình 3. Cam Cao Phong HỢP TÁC XÃ GIỐNG CÂY TRỒNG KINH TẾ CAOĐịa chỉ: Hợp Tác Xã Giống Cây Trồng Cổ Bi - Đường Cổ Bi - Gia Lâm - Hà NộiHotline: 0973 401 793 - 0916 430 455Email: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com