Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Những điều cần biết về kiểm toán giá vốn hàng bán

Thảo luận trong 'ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH - ĐIỆN GIA DỤNG.' bắt đầu bởi hotrotinviet, 7/4/23.

  1. Người gửi:

    hotrotinviet (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    50,000 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    0989365065 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

    11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP. HCM (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 7/4/23, 0 Trả lời, 242 Đọc
  1. 7/4/23 lúc 08:57

    hotrotinviet

    Major Poster

    hotrotinviet
    Tham gia:
    1/3/19
    Bài viết:
    177
    Được thích:
    0
    Kiểm toán giá vốn hàng bán là hoạt động rất quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong kinh doanh. Việc kiểm toán giá vốn hàng bán sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận, quản lý hàng hóa dễ dàng. Dưới đây là một số nội dung cơ bản về kiểm toán giá vốn hàng bán cho doanh nghiệp.



    [​IMG]

    1. Giá vốn hàng bán là gì?

    Giá vốn hàng bán có thể hiểu đơn giản là chi phí để sản xuất hàng hóa bán ra của một doanh nghiệp. Bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công để tạo ra hàng hóa, nhưng không bao gồm các chi phí tiếp thị, phân phối và bán hàng.

    Thông thường, giá vốn hàng bán sẽ dùng để tính lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp. Giá vốn hàng bán có tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi nhuận gộp (Nếu giá vốn hàng hóa cao thì tỷ suất lợi nhuận thấp và ngược lại, nếu giá vốn hàng hóa thấp thì tỷ suất lợi nhuận sẽ cao).
    Công thức xác định giá vốn hàng bán như sau:

    Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng mua trong kỳ - Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.

    Theo đó, giá trị của giá vốn hàng bán sẽ phụ thuộc vào phương pháp tính giá hàng tồn kho mà doanh nghiệp sử dụng. Mỗi doanh nghiệp sử dụng một phương pháp tính khác nhau, nên cách tính mức hàng tồn kho đã bán trong một kỳ cũng khác nhau.

    Tham khảo: báo cáo thuế tại TPHCM

    2. 04 phương pháp xác định giá vốn hàng bán

    Hiện nay, có 04 phương pháp để xác định giá vốn hàng bán mà các doanh nghiệp có thể áp dụng: Phương pháp tính theo giá đích danh, Công thức tính FIFO, Công thức tính LIFO và Công thức tính bình quân gia quyền trong giá vốn hàng hóa. Cụ thể:

    2.1. Công thức tính FIFO (Nhập trước, xuất trước)

    Theo phương pháp này, giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước thì sẽ được xuất trước, giá trị hàng tồn kho còn lại là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần cuối kỳ.
    Tương tự, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho đầu kỳ, hoặc gần đầu kỳ; giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá của hàng nhập kho cuối kỳ.
    Công thức này phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng hoặc các cửa hàng điện máy, máy tính, điện thoại. Trái lại, các cửa hàng tạp hóa rất hiếm khi dùng phương pháp này.

    2.2. Công thức tính LIFO (Nhập sau xuất trước)

    Hiện nay trên thế giới, chỉ còn Mỹ và Nhật là 2 nước chấp nhận cách tính này. Tuy nhiên, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Mỹ phủ nhận cách tính này vì cho rằng công thức không chính xác.

    2.3. Công thức tính Bình quân gia quyền giá vốn hàng bán

    Công thức này còn được biết dưới nhiều tên gọi khác như: Bình quân di động, bình quân liên hoàn. Đây là phương pháp tính giá vốn phổ biến nhất hiện nay. Theo đó, giá trị của từng loại hàng tồn kho sẽ tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và hàng tồn kho được mua, sản xuất trong kỳ.
    Giá trị trung bình tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
    Công thức tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền như sau:

    MAC = (A+B) / C

    Trong đó,

    MAC: Giá vốn sản phẩm tính theo bình quân tức thời
    A: Giá trị khi hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập x Giá MAC trước nhập.
    A: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới x Giá nhập kho đã phân bổ chi phí.
    C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + Tồn sau nhập.
    2.4. Phương pháp tính theo giá đích danh
    Phương pháp này dựa trên giá trị thực tế của hàng hóa mua vào và giá trị của từng sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định, có thể nhận diện.

    3. Kiểm toán giá vốn hàng bán và hàng tồn kho

    Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán giá vốn hàng bán và hàng tồn kho thông qua 2 bước: Tìm hiểu, đánh giá kiểm soát nội bộ và thử nghiệm cơ bản. Cụ thể:

    3.1. Tìm hiểu, đánh giá kiểm soát nội bộ

    • Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
    • Tìm hiểu sơ bộ rủi ro kiểm soát
    • Thiết kế, thực hiện thử nghiệm kiểm soát
    • Đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản.
    3.2. Thử nghiệm cơ bản

    Thử nghiệm cơ bản sẽ áp dụng với hàng tồn kho và mục đích kiểm toán như sau:

    • Phân tích hàng tồn kho
    • Thử nghiệm chi tiết bằng việc: Quan sát, kiểm kê hàng tồn kho; Xác nhận hàng tồn kho được gửi kho của đơn vị khác; Kiểm tra việc đánh giá hàng tồn kho; Đánh giá hàng sản xuất; Kiểm tra kết quả kiểm kê; Kiểm tra khóa sổ hàng tồn kho; Trình bày và công bố hàng tồn kho.
    Trên đây là một số nội dung cơ bản về giá vốn hàng bán và kiểm toán giá vốn hàng bán và hàng tồn kho. Đây là công việc quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

    Do đó, để kiểm soát tốt lĩnh vực này, các kiểm toán viên không chỉ cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật mà còn phải vận dụng linh hoạt với từng điều kiện của doanh nghiệp để đảm bảo chính xác kết quả.
     

Chia sẻ trang này