Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Những điều cần biết về bệnh viêm khớp nhiễm trùng.

Thảo luận trong 'CHUYỂN ĐỀ SỨC KHỎE' bắt đầu bởi datnhang, 27/6/16.

  1. 27/6/16 lúc 08:50

    datnhang

    Junior Member

    datnhang
    Tham gia:
    23/6/16
    Bài viết:
    4
    Được thích:
    0
    Một trong những bệnh về xương khớp nguy hiểm nhất hiện nay là viêm khớp nhiễm trùng. Rất nhiều người vẫn còn chưa biết rõ về căn bệnh này, nguyên nhân gây bệnh là gì, triệu chứng của bệnh ra sao và cách chữa trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hoàn toàn cho các câu hỏi trên.

    Viêm khớp nhiễm trùng là quá trình nhiễm trùng do vi sinh vật gây ra. Thông thường dịch khớp là dung dịch vô trùng, có chức năng bôi trơn các hoạt động của khớp. Khi vi sinh vật tấn công dịch khớp sẽ gây ra bênh viêm khớp nhiễm trùng.

    Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm trùng



    Đường vào của vi khuẩn thường vào khớp là đường máu, có khi không thấy. Các yếu tố nguy cơ gồm viêm khớp mạn tính (viêm khớp dạng thấp, gout, thoái hoá khớp), mới phẫu thuật, chấn thương khớp và nghiện thuốc qua đường tĩnh mạch.


    Chẩn đoán phân biệt khó với viêm bao hoạt dịch mạn tính (vd: viêm khớp dạng thấp). Những bệnh nhân này, bội nhiễm khớp có thể giả một đợt kịch phát của bệnh. Mặt khác, bản thân của các bệnh này và điều trị có thể làm thay đổi các biểu hiện của nhiễm trùng.


    – Do cơ địa suy giảm miễn dịch, đặc biệt những đối tượng có tình trạng giảm bạch cầu hạt, hoặc khiếm khuyết chức năng đại thực bào


    – Do có đường vào khớp như thực hiện các thủ thuật tiêm chích khớp không bảo đảm kỹ thuật vô trùng


    – Nhiễm trùng trên nền các khớp nhân tạo


    Viêm khớp nhiễm trùng do tụ cầu


    Nhiễm trùng do Neisseria gonorrhoeae là nguyên nhân gây viêm khớp cấp ở những người trẻ, khỏe mạnh, đặc biệt là nữ. Tỷ lệ bệnh ở nam giảm do dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng niệu đạo vì biểu hiện ở nam rõ hơn nữ. Vì nhiễm trùng nguyên phát ở nữ có thể không được phát hiện và điều trị, nhiễm trùng huyết dễ lan đến khớp và thường kết hợp với kinh nguyệt và thai kỳ.


    Viêm đa khớp di chuyển là biểu hiện khởi đầu thường gặp nhất.Viêm đa khớp gặp trong 50% bệnh nhân nhưng thường biểu hiện rõ ràng ở một khớp. Viêm bao gân hoạt dịch đặc biệt là khớp cổ tay cũng thường gặp và viêm mô mềm có thể lan rộng ra ngoài giới hạn của khớp.


    Các sang thương ở da thường quan sát thấy và có thể thoáng qua hay kéo dài nhiều ngày. Chúng thường xuất hiện ở cẳng tay, đùi hay cạnh các khớp như các sẩn hay nhú đỏ và không biến mất khi ép. Vùng trung tâm có thể có bóng nước hay mủ. Sinh thiết các sang thương này cho thấy hiện tượng viêm mạch máu; các vi khuẩn thường khó phát hiện nhưng có thể thấy khi nuôi cấy. Đôi khi có viêm quanh gan hay viêm nội tâm mạc.


    Chẩn đoán dựa vào phát hiện vi khuẩn trong máu, dịch khớp, sang thương da hay phát hiện vi khuẩn từ nhuộm hoặc cấy dịch cổ tử cung hay niệu đạo.


    Viêm khớp nhiễm trùng do lậu cầu


    Viêm khớp do các vi khuẩn Gr (+) chiếm 80-90% các viêm khớp nhiễm trùng cấp tính không do lậu cầu, trong đó Tụ cầu trùng chiếm phần lớn các trường hợp. Những nhiễm trùng như vậy đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, những bệnh nhân dùng corticosteroids, và khớp nhân tạo. Các nguy cơ khác như : chọc dịch ở khớp nhiễm trùng xương kế cận khớp hay chấn thương xuyên thấu hoặc phẫu thuật.


    Viêm khớp do vi trùng Gr (+) thường ở một khớp, ngoại trừ bệnh nhân có viêm bao hoạt dịch trước, bệnh nhân có nhiều khớp nhân tạo và những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch hay bệnh cơ bản nặng. Khớp gối hay gặp nhất. Các khớp khác như khớp vai, khớp cổ tay, khớp hông và khớp khuỷu cũng hay gặp. Viêm quanh khớp ít gặp hơn so với viêm khớp do lậu cầu.

    Điều trị viêm khớp nhiễm trùng


    Điều trị viêm khớp nhiễm trùng cần được tiến hành sớm để tránh hủy sụn khớp và tổn thương khớp không hồi phục.


    Dịch khớp cần lấy đi càng nhiều càng tốt bằng biện pháp chọc hút nhiều lần. Nếu viêm khớp do các tác nhân nhạy cảm như lậu cầu và phế cầu, chọc hút và điều trị kháng sinh sớm sẽ đảm bảo sự hồi phục hoàn toàn.


    [​IMG]


    Đối với các vi trùng khác tương đối khó trị như tụ cầu và trực trùng Gr(-), chọc hút và kháng sinh sớm có thể có hiệu quả. Tuy vậy, nếu sốt và viêm khớp ( lâm sàng và phân tích dịch khớp) không cho thấy có cải thiện sau 48 -72 giờ thì cần phải phẫu thuật để dẫn lưu dịch. Nếu có lý do nghi ngờ vi khuẩn kháng kháng sinh thì cũng nên phẫu thuật dẫn lưu sớm.


    Viêm khớp nhiễm trùng đáp ứng với điều trị nếu vi khuẩn nhạy cảm và liều kháng sinh sử dụng phù hợp.


    Đối với lậu cầu trùng và phế cầu trùng: Procain pénicillin 600.000 tiêm mỗi 6 giờ thường cho hiệu quả nhanh. Nếu lậu cầu kháng sinh hay bệnh nhân dị ứng penicillin có thể dùng Tetracycline 500mg mỗi 6 giờ. Nếu nghi ngờ tụ cầu kháng kháng sinh thì có thể dùng liều cao ( 2 triệu đơn vị mỗi ngày) hay nafcillin.


    Tiêm trực tiếp kháng sinh vào ở khớp không cần thiết trong hầu hết trường hợp nhưng việc điều trị ở nhiễm trùng nguyên phát là cần thiết.


    Xem thêm: đau nhức xương khớp dùng thuốc gì
     

Chia sẻ trang này