Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đeo ngón nào?

Thảo luận trong 'THỜI TRANG-QUẦN ÁO-GIÀY DÉP-NƯỚC HOA.' bắt đầu bởi tiendung100681, 7/9/22.

  1. Người gửi:

    tiendung100681 (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    999,999 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    0836456667 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 7/9/22, 0 Trả lời, 322 Đọc
  1. 7/9/22 lúc 11:05

    tiendung100681

    Major Poster

    tiendung100681
    Tham gia:
    5/8/22
    Bài viết:
    243
    Được thích:
    0
    Trang sức vốn đã rất đa dạng về thể loại cũng như cách đeo miễn sao bạn cảm thấy thoải mái và phù hợp với trang phục hay phong cách. Mặc dù vậy, cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn luôn là câu hỏi mà nhiều anh chàng và cô nàng bởi họ cho rằng đây là việc hệ trọng. Trong bài viết này, cùng mình giải đáp thắc mắc nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đeo ngón nào nhé!

    [​IMG]


    1. Nhẫn đính hôn đeo ngón nào? Cách đeo nhẫn đính hôn chuẩn nhất
    Nhẫn đính hôn hay nhẫn cầu hôn là loại nhẫn đặc biệt được dùng trong nghi thức cầu hôn. Nghi thức này vốn đã xuất hiện ở các nước phương Tây từ lâu và vừa du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây.

    Nhẫn đính hôn là loại nhẫn đặc biệt được dùng trong nghi thức cầu hôn. Khi chàng chai muốn tiến tới hôn nhân với người con gái mình yêu, họ sẽ dùng nhẫn để ngỏ lời cầu hôn với người đó.

    Thông thường, một buổi cầu hôn sẽ diễn ra trong không khí lãng mạn, thiêng liêng và bất ngờ, có thể là trong những buổi hẹn hò riêng tư của cặp đôi hay trước sự chứng kiến của nhiều người (bạn bè, bố mẹ, …). Nhẫn đính hôn dành cho bạn nữ, nếu đồng ý kết hôn, cô gái ấy sẽ đeo nhẫn đính hôn do người yêu tặng.

    Cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn mang ý nghĩa trọng đại. Nhẫn đính hôn là biểu hiện cho sự chân thành, trân trọng đối phương và mong muốn được ở bên nhau đến cuối đời của các chàng trai dành cho người phụ nữ mình yêu thương.

    Không những thế, nhẫn cầu hôn còn đóng vai trò như một lời đính ước, hứa hẹn về một gia đình hạnh phúc trong tương lai gần của hai người, đồng thời là lời tuyên bố với cả thế giới rằng mình là “hoa đã có chủ”.

    Từng theo từng nền văn hóa mà cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn sẽ khác nhau với những ý nghĩa riêng biệt. Cùng chúng mình tìm hiểu về vị trí của nhẫn đính hôn trước nhé!

    Văn hóa phương Tây
    Theo quan niệm phương Tây, nhẫn đính hôn sẽ được đeo ở ngón áp út bàn tay trái - vị trí mà tĩnh mạch sẽ chạy trực tiếp về tim. Người ta tin rằng tình yêu xuất phát từ trái tim, vậy nên, ngón áp út bàn tay trái có một sự liên kết mạnh mẽ với nơi này sẽ là vị trí phù hợp để đeo nhẫn đính hôn.

    Văn hóa phương Đông
    Khác với văn hóa phương Tây, người phương Đông thường đeo nhẫn cầu hôn trên ngón giữa bàn tay trái. Ở phương Đông, mỗi ngón tay sẽ tượng trương cho một đối tượng và một mối quan hệ nhất định. Vị trí ngón giữa bàn tay trái tượng trưng cho bản thân mình chính là lời khẳng định bạn đã được “đặt chỗ”.

    2. Nhẫn cưới đeo ngón nào? Cách đeo nhẫn cưới dành cho nam và nữ
    Nhẫn cưới được coi là tín vật quý giá và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ngày cưới. Và nhẫn cưới luôn là một cặp cho cả nam và nữ.

    Ý nghĩa của nhẫn cưới
    Nhẫn cưới tượng trưng cho sự thủy chung, gắn bó lâu bền của cô dâu và chú rể. Họ chính thức làm vợ chồng khi họ trao nhẫn cưới cho nhau.

    Tuy nhiên, cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn như thế nào cho đúng là một trong những thắc mắc mà nhiều cặp đôi quan tâm khi chuẩn bị cho ngày trọng đại. Theo ông bà thời xưa, nếu đeo nhẫn cưới trước khi tiến hành hôn lễ sẽ không mấy tốt đẹp cho cô dâu chú rể. Nhẫn cưới sẽ được đeo trong khi tiến hành lễ cưới trước sự chứng kiến của người thân trong gia đình, bạn bè, …

    Đeo nhẫn cưới ở ngón tay nào?
    Vị trí đeo nhẫn cưới phụ thuộc ít nhiều vào các nền văn hóa hay quan niệm của mỗi quốc gia. Dưới đây là cách đeo nhẫn cưới cho nam và nữ ở một số nước và Việt Nam nhé!

    # Tại một số quốc gia
    - Người châu Âu và La Mã tin rằng ngón áp út tay trái là nơi có sự gắn kết trực tiếp với trái tim và tượng trưng cho thứ gọi là “mạch tình yêu” (nhận định này ngày nay đã bị khoa học phản bác). Do đó, người dân nơi đây đều đeo nhẫn cưới ở ngón tay này. Tuy nhiên, người Do Thái lại cho rằng tay trái là nơi ô uế, không may mắn và không đáng tin tưởng, vì vậy luôn đeo nhẫn cưới tay phải.

    nữ đeo nhẫn cưới tay nào

    Ngón áp út là vị trí đeo nhẫn cưới được nhiều quốc gia lựa chọn

    - Vị trí đeo nhẫn cưới của người Mỹ thì lại khác nhau giữa nam và nữ. Đàn ông sẽ đeo nhẫn cưới ngón áp út tay trái còn phụ nữ đeo nhẫn cưới ngón áp út tay phải.

    - Tại Trung Quốc, người ta đeo nhẫn cưới ở ngón áp út, không phân biệt tay trái hay tay phải. Phong tục này cũng tương tự như với người Hy Lạp.

    - Với nước Đức và Hà Lan, nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út tay phải (giống như người Do Thái).

    nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đeo ngón nào

    Nhẫn cưới đeo tay nào cho đúng là một trong những câu hỏi mà nhiều cặp đôi quan tâm khi chuẩn bị cho ngày trọng đại

    # Tại Việt Nam
    - Con trai đeo nhẫn cưới tay nào?

    Ông bà ta có câu, “nam tả nữ hữu”, nghe thôi cũng đã phân định được con trai đeo nhẫn cưới tay nào rồi đúng không? Con trai theo truyền thống sẽ đeo nhẫn cưới tay trái và ở ngón áp út.

    cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn

    Chú rể Việt sẽ đeo nhẫn cưới tay trái và ở ngón áp út

    Theo phong thủy, ý nghĩa của những ngón tay đeo nhẫn như sau:

    + Ngón cái biểu thị quyền lực và địa vị cao trong xã hội

    + Ngón trỏ biểu thị học vấn và sự nghiệp, người có tham vọng lớn

    + Ngón giữa biểu thị cho sự trách nhiệm với gia đình, bạn bè, công việc

    + Ngón áp út biểu thị đã có gia đình, hạnh phúc hôn nhân

    + Ngón út biểu thị cho chủ nghĩa độc thân, yêu thích cuộc sống tự do không ràng buộc

    - Con gái đeo nhẫn cưới tay nào?

    Tương tự như nam giới, nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đeo ngón nào cũng là thắc mắc của nhiều cô nàng khi tới tuổi cập kê. Theo truyền thống, cô dâu ngày cưới sẽ được chú rể trao nhẫn vào ngón áp út tay phải, dựa vào quan niệm “nam tả nữ hữu”. Từ đây, nàng chính thức trở thành người đã có chủ, là một nửa của tổ ấm nhỏ, là người vợ hiền và là con dâu hiếu thuận.
     

Chia sẻ trang này