Những dấu hiệu để nhận biết sớm cơ thể bị ngộ độc thực phẩm như nôn nhiều lần, đau bụng, tiêu chảy; khi tiêu phân lỏng trên 6 lần/ngày, đi tiêu ra máu, sốt trên 38,5 độ không giảm... cần đến ngay cơ sở y tế. Việc sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc bị biến chất, từ đó khiến cơ thể bị ngộ độc. Vì vậy, người dân cần phải trang bị kiến thức cần thiết để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp là vi khuẩn Salmonella, E.Coli Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Diễm Hà, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc. Nôn ói là một trong những biểu hiện đầu tiên khi bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Freepik Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể do các độc tố của vi khuẩn (thường gặp vi khuẩn Salmonella, E.Coli); do nhiễm virus hay ký sinh trùng; hay do thực phẩm bị nhiễm độc (chất hóa học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra). Khi bị ngộ độc thực phẩm, ở trường hợp nhẹ, cơ thể sẽ..... XEM THÊM CHI TIẾT TẠI ĐÂY: https://thanhnien.vn/ngo-doc-thuc-p...can-den-ngay-benh-vien-185241128114642629.htm NGUỒN: M.PHÚC - BÁO THANH NIÊN