Ẩn / Hiện Quảng Cáo

'Nếu không có app OTT, người dùng đâu cần nhà mạng'

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 12/4/23.

  1. 12/4/23 lúc 17:52

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,772
    Được thích:
    7,810
    'Nếu không có app OTT, người dùng đâu cần nhà mạng'


    Các nhà mạng thất thu phí SMS, gọi thoại nhưng được tăng lượng thuê bao Internet nhờ các ứng dụng nhắn tin.
    Một số nhà mạng cho biết họ phải đầu tư cho hạ tầng Internet, nhưng bị cạnh tranh bởi chính các dịch vụ trên mạng, các dịch vụ OTT phải trả phí Internet gây nhiều tranh luận.

    Độc giả Nguyễn Xuân Điệp đánh giá đây là một bài toán rất khó nếu không muốn nói việc thu phí các ứng dụng OTT là "con dao hai lưỡi" với các nhà mạng:

    "Nhà mạng có thể dễ dàng thu phí các nhà cung cấp dịch vụ OTT trong nước nhưng các dịch vụ từ nước ngoài thì sao? Khi bạn không thích bạn có thể chặn luôn thông tin tới từ ứng dụng OTT đó, nhưng đó cũng chính là con dao hai lưỡi tự cắt vào tay mình, khách hàng sẽ ít dùng hoặc không dùng dịch vụ Internet nữa.

    Trong nước thì các nhà mạng có số lượng giới hạn, trong khi đó nhà cung cấp dịch vụ OTT trên cả toàn cầu thì nhiều vô kể, ngày ngày mọc lên như nấm liệu họ có công cụ nào để kiểm soát và yêu cầu họ đóng phí?

    Hơn nữa giả sử có thu được phí thì chi phí kinh doanh đội lên, bên cung cấp OTT lại quay ra thu phí người dùng cao hơn. Chung quy lại thì người dùng vẫn phải chịu tất cả và một khi chi phí đội lên thì người dùng sẽ thắt lưng buộc bụng mà tìm cách để giảm số tiền chi trả xuống và rất có thể cả nhà mạng và nhà cung cấp OTT đều mất khách.

    Người cuối cùng trả tiền cho nhà mạng và nhà cung cấp OTT là khách hàng thế nên tốt hơn là cả hai hãy tìm cách mà thu hút người dùng nhất".

    [​IMG]

    Người sử dụng đòi quyền lợi vì đứng trên quan điểm 'tốc độ Internet' nhận được, trong khi nhà mạng bào chữa khi dựa vào 'độ rộng băng thông'. 76

    Bạn đọc An Đông cho biết: "Tôi xài ba sim 4G, một tháng hơn 200 nghìn đồng tiền cước, chưa kể dịch vụ gọi. Nhà mạng hàng triệu khách như tôi".

    Tương tự như trên, độc giả Trần Du nói: "Tôi không rõ các dịch vụ OTT trả phí Internet như thế nào, nhưng cá nhân tôi để dùng được các ứng dụng phải trả phí cho nhà mạng 175 nghìn đồng một tháng gói truyền hình, kèm 300 nghìn đồng một tháng cho dịch vụ wifi. Điện thoại di động thì tôi đăng ký combo nghe gọi, cước 4G là 500 nghìn đồng, chưa kể cước phát sinh".
    Độc giả có nickname thanhdat1913 nói không chỉ các dịch vụ OTT mà ngay cả dịch vụ game, truyền hình cũng phải chia sẻ phí với nhà mạng:

    "Nếu nói OTT phải chia sẻ doanh thu thì tất cả những app có liên quan về Internet đều phải chia sẻ doanh thu cho nhà mạng mới công bằng. Game cũng phải chia sẻ doanh thu cho nhà mạng, truyền hình cũng phải chia sẻ, vì không có Internet từ nhà mạng thì các ứng dụng đó sẽ không hoạt động được.

    Khách hàng đã trả phí Internet cho nhà mạng, còn việc dùng Internet đó nó làm gì, gọi OTT, xem video, chơi game thì đó là việc giữa khách hàng và ứng dụng đó. Nhà mạng mà thu phí thì khác nào thu phí hai đầu, vừa thu phí của khách sử dụng Internet, vừa thu phí của app".

    Thay vì đòi hỏi nhà mạng giảm cước, hãy hỏi người tiêu dùng Việt có sẵn sàng đầu tư nhiều hơn để có được chất lượng Internet tốt hơn không? 64

    Trong khi các doanh nghiệp viễn thông đang chứng kiến sự suy giảm lớn trong các dịch vụ như gọi điện thoại và SMS, những app OTT nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, với một số OTT tăng trưởng ở mức hai con số. Đánh giá vấn đề này, một số độc giả cho rằng nhà mạng chỉ ảnh hưởng doanh thu cước tin nhắn SMS và gọi thoại, nhưng thuê bao và chi phí đăng ký Internet lại tăng trưởng. Độc giả Vy Thảo nói:

    "Các dịch vụ OTT thúc đẩy người dùng sử dụng Internet, vậy lợi nhuận đó nhà mạng có chia sẻ ngược lại không? Các dịch vụ OTT cũng không dùng chùa hạ tầng của nhà mạng. Hay nhà mạng nghĩ họ vốn không cần Internet để phục vụ người dùng?
    Thứ duy nhất nhà mạng bị ảnh hưởng là doanh thu từ tin nhắn SMS và gọi điện thoại. Đây là sự chuyển dịch từ các dịch vụ truyền thống sang công nghệ mới".

    Độc giả Ngo Trang Kien: "Thu tiền nhà cung cấp dịch vụ OTT vì lý do họ sử dụng hạ tầng thì các ứng dụng này lại nâng giá dịch vụ, cuối cùng thì người dùng cuối sẽ trả thêm tiền thôi. Đừng nói hiện nay đang xài miễn phí, xem popup quảng cáo cũng là đang trả phí cho OTT rồi. Họ cũng phải bỏ tiền thuê hạ tầng để phát triển dịch vụ.

    Và cuối cùng, nếu không có OTT liệu người dùng có bỏ thêm tiền để mua data hay nâng băng thông không?".

    [​IMG]

    Ở Mỹ, người đứng tên tài khoản ngân hàng có liên quan tới lừa đảo có thể bị khép tội rửa tiền.
    Bạn đọc tranthong1003arc đánh giá: "Theo tôi thì mối quan hệ giữa nhà mạng và OTT là mối quan hệ cộng sinh đôi bên cùng có lợi. Một bên cung cấp hạ tầng viễn thông, một bên cung cấp các nội dung mà người dùng cần trên hạ tầng Internet đó.
    Bây giờ nhà mạng bắt OTT trả phí thì họ sẽ không cung cấp nội dung nữa vậy cuối cùng khách hàng bỏ tiền mua gói cước 4G và mạng Internet để làm gì? Khi đó khách hàng cũng sẽ bỏ nhà mạng thôi".

    Độc giả ks.minhnv cho rằng đây là hai vấn đề hoàn toàn độc lập:

    "Thứ nhất, chi phí hạ tầng Internet thì nhà mạng đã thu được tiền của các đối tượng sử dụng là người dân, doanh nghiệp.
    Thứ hai, các dịch vụ OTT là một sản phẩm mà nhà mạng cũng như bao nhiêu đơn vị khác cùng kinh doanh, nếu nói như các nhà mạng thì tất cả các đơn vị sử dụng hạ tầng đều phải chia sẽ phí với nhà mạng?

    Trong khi họ đã đóng phí để thuê hạ tầng rồi. Hạ tầng giống như cái chợ, và họ thuê một gian hàng trong chợ thì họ có quyền bán cái họ có".

    Hữu Nghị tổng hợp
     
    Lieu shopDTDDBenlecuocchoi thích điều này.

Chia sẻ trang này