Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Nam Phi dùng vỏ bình sữa tái chế làm nhựa trải đường

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 21/5/20.

  1. 21/5/20 lúc 16:44

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,764
    Được thích:
    7,810
    Nam Phi dùng vỏ bình sữa tái chế làm nhựa trải đường

    [​IMG]

    Những chai sữa bằng nhựa hiện đang được Nam Phi “tái chế”, biến chúng thành nhựa trải đường. Đây là một trong những giải pháp nhằm xử lý vấn đề rác thải nhựa tại nước này, đồng thời nâng cao chất lượng của nhựa đường.

    Mỗi năm, Nam Phi đều tiêu tốn khoảng 3,4 tỉ đô cho những vấn đề liên quan đến cầu đường, điển hình như việc “vá ổ gà”. Tháng 8 năm ngoái, Shisalanga Construction – công ty đầu tiên tại Nam Phi đưa ra giải pháp dùng chai nhựa để làm đường. Số nhựa đường được sử dụng để “vá” khoảng hơn 400m đường tại Cliffdale ở ngoại ô thành phố Durban được tạo ra từ khoảng 40.000 chai sữa loại 2 lít. Đó là kết quả mới nhất được ghi lại từ giải pháp mới này.

    Giải pháp thú vị và tiện lợi


    Công ty Shisalanga đã dùng loại nhựa “dày” thường được dùng để làm chai nhựa đựng sữa (HDPE). Họ xử lý những chai nhựa này bằng cách vo viên chúng, sau đó nấu chảy chúng ở nhiệt độ 190 độ C đến khi chúng hoàn toàn tan chảy và trộn thêm vào một số chất khác. Hỗn hợp nhựa này sẽ chiếm 6% trong thành phần nhựa làm đường thông thường, nghĩa là cứ trong 1 tấn nhựa đường sẽ có khoảng 118 đến 128 chai nhựa.

    Shisalanga cho biết, quá trình xử lý chai nhựa thải ra ít khí độc hơn, và hỗn hợp nhựa đường mới này cũng bền hơn và có tính kháng nước tốt hơn rất nhiều so với nhựa đường truyền thống. Nó có thể chịu được mức nhiệt cao nhất lên tới 70 độ C (158 độ F) và nhiệt độ thấp nhất là -22 độ C (-7,6 độ F). Chi phí sản xuất hiện cũng tương đương với sản xuất nhựa đường truyền thống, thế nhưng phía công ty sản xuất tin rằng phương pháp mới này sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều, vì độ bền của nó trung bình lâu hơn khoảng 20 năm so với nhựa đường thông thường. Các chuyên gia cầu đường cũng cực kỳ ấn tượng với nguồn “nhiên liệu mới” này. Họ cho biết đây chính là một tín hiệu vô cùng khả quan đối với ngành thiết kế cầu đường cũng như đối với vấn đề xử lí rác thải nhựa.

    [​IMG]
    Shisalanga cũng đã nộp đơn xin được tham gia đấu thầu cho công trình đường cao tốc N3 tại Nam Phi, với việc sử dụng 200 tấn “nhựa đường mới”. Nếu dự án được thông qua, và các chỉ số về công nghệ kỹ thuật đều đạt yêu cầu, công nghệ mới này có thể sẽ được tiến hành sử dụng trên toàn cầu. Công ty này mong muốn các quy định chặt chẽ khi sử dụng công nghệ này cũng sẽ được các nơi tuân thủ nghiêm ngặt.

    Những năm gần đây, nhiều tổ chức, cá nhân… đã thực hiện rất nhiều ý tưởng nhằm giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Họ biến nhựa thành gạch/nguyên vật liệu xây dựng, nhiên liệu động cơ, quần áo… Thế nhưng, cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro cũng như số lượng rác thải nhựa thải ra chính là ý thức của mỗi người chúng ta. Hãy cố gắng cùng nhau hạn chế tối đa việc sử dụng bọc nilong, ly nhựa, ống hút nhựa, chén dĩa/hộp đựng thức ăn nhanh bằng nhựa… Mỗi người hãy cùng nhau cải thiện những thói quen sử dụng đồ nhựa nhé, không chỉ để bảo vệ môi trường, mà còn là cho chính chúng ta và thế hệ sau này.

    Theo CNN
     
    Hoàng0387897888 thích bài này.

Chia sẻ trang này