[h=1]Mì ăn liền - 'kẻ giết người' thầm lặng đáng sợ[/h] Sự hấp dẫn, tiện lợi của gói mì ăn liền đã khiến chúng ta bị "đầu độc" một cách nhẹ nhàng mà không hề hay biết. Nhưng vì không bỏ được món ăn này, hãy học cách ăn ít gây hại nhất. Mì ăn liền - "kẻ giết người" thầm lặng đáng sợ Ăn mì tôm, chớ uống nốt nước mì mà mắc bệnh Chưa có một món đồ ăn nhanh nào mà lại tiện lợi và được sử dụng rộng rãi như mì ăn liền (hay còn gọi là mì tôm). Một món ăn hợp với mọi lứa tuổi, có thể ăn bất kỳ thời gian nào và bất kỳ ở đâu, chỉ cần một chút nước sôi hoặc thậm chí là ăn sống . Chính vì việc ăn một gói mì vừa nhanh gọn, vừa rẻ tiền, lại có thể nhanh chóng làm no bụng với hương vị khá thơm ngon như vậy, ít ai nghi ngờ rằng, liệu nó có phải là một món ăn vô hại hay không. Theo thông tin được kênh TVBS (Đài Loan) vừa đăng tải rằng, mặc dù mì ăn liền cho phép bạn tiết kiệm thời gian, nhưng sức khỏe lại đang bị đe dọa. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn một bát mì ăn liền tương đương với uống 65ml nước tương (hoặc nước mắm), lượng natri trong một gói mì vượt xa tiểu chuẩn bình thường. Hầu như chúng ta đều biết rằng, tiêu chuẩn về lượng muối được phép ăn để cơ thể khỏe mạnh không được quá 6 gram/người/ngày. Nhưng trong thực tế, hàm lượng muối trong một gói mì tôm và gia vị đi kèm cao vượt quá 1,8 lần so với trọng lượng tiêu chuẩn. Mì tôm tiện lợi bao nhiêu, bạn càng cần cân nhắc bấy nhiêu (Ảnh minh họa) Theo ý kiến của bà Chu Nghị, PGS về khoa học thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc chia sẻ với kênh TVBS: Không chỉ có vấn đề liên quan đến lượng muối quá cao, trong thành phần gói mì ăn liền còn chứa một lượng dầu cũng cao không kém. Đặc biệt là ở gói nước sốt, gia vị đi kèm, chứa tới hơn 90% chất béo. Không những thế, trong thành phần sợi mì còn chứa thêm 20% lượng mỡ tích tụ bởi quá trình chiên mì khi sản xuất. Việc thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim, ung thư dạ dày, và luôn là một gánh nặng cho thận. Đối với phụ nữ và trẻ em gái, ăn nhiều mì ăn liền không chỉ có hại cho da, mà còn làm tăng hội chứng tiền kinh nguyệt, trẻ em bị dậy thì sớm. Mặc dù ai cũng biết rằng ăn mì ăn liền là không tốt cho sức khỏe, nhưng đây là món ăn tiện lợi như đã nói ở trên nên rất khó khuyên mọi người phải từ bỏ sở thích. Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng, nếu vẫn tiếp tục ăn mì, bạn nhất định phải lựa chọn, chỉ ăn sợi mì mà không ăn nước (pha mì), hoặc mỗi lần ăn mì chỉ nên ăn 1/3 lượng muối trong gói mì là đủ, không được ăn nhiều hơn. Ngoài ra, nên cho thêm thức ăn kèm khi ăn mì ăn liền với những món ăn giàu vitamin như rau bina (rau cải bó xôi), ớt xanh, rau lá xanh …để pha loãng các chất phụ gia khác nhau trong gói mì gây hại cho cơ thể con người. Cần lưu ý thêm rằng, phải kiểm tra kỹ gói mì trước khi ăn như hạn sử dụng, an toàn đóng gói. Chất lượng của gói mì liên quan đến an toàn sức khỏe, khi mì đã bị đổi màu, bạn không nên ăn nữa. Ngửi gói mì có mùi vị "ôi" thì phải khẩn trương bỏ ngay vì lúc này mì đã bị biến chất, có thể gây hại cho cơ thể. Cuối cùng, bà Chu Nghị khuyên bạn rằng, có nhiều loại mì ăn liền có một lớp màng bám bên ngoài sợi mì như một lớp mỡ hoặc sáp. Để tránh gây hại sức khỏe, khi ăn bạn nên chần qua nước sôi, rồi vớt mì sang bát khác để ăn, giống như thêm một lần bạn "rửa" sạch mỡ bám trên sợi mì vậy. Gói mì giá rẻ, tiện lợi, nhưng tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ (Ảnh minh họa) 8 lý do giúp bạn "cai nghiện" món mì ăn liền Vì sự tiện lợi, bạn khó có thể từ bỏ thói quen ăn mì ăn liền. Nếu vẫn thực sự muốn an toàn cho sức khỏe, hãy tìm hiểu 8 lý do sau đây để có thể dễ dàng quyết định việc bạn có nên ăn mì hàng ngày hay không. 1. Hàm lượng chất béo cao Trong một gói mì ăn liền có chứa rất nhiều chất béo. Một lượng mì khoảng 85gram chứa 14,5 gam chất béo, trong đó chất béo bão hòa gây hại cho sức khỏe chiếm 6,5gram. 2. Thiếu protein và rau quả Một gói mì ăn liền hầu như không chứa bất kỳ một thành phần dinh dưỡng nào có lợi cho sức khỏe. Trong đó, lượng vitamin và canxi là gần như bằng không, và chỉ có 4gram protein và 10% chất sắt. Trên thực tế, nam giới trưởng thành cần thêm ít nhất 56 gram protein mỗi ngày. Thậm chí cả thành phần rau xanh cũng không có đủ các chất dinh dưỡng. Nếu ăn một gói mì mà coi là "xong" một bữa, thì bạn hoàn toàn bị thiếu chất. 3. Gói gia vị thiếu lành mạnh Trong một túi gia vị đựng trong gói nilon bao nhôm đó thực ra chỉ có bột ngọt (mì chính), đường và các loại gia vị hương liệu. Những thành phần này là rất bất lợi cho sức khỏe của chúng ta. 4. Lượng muối dư thừa Mỗi một gói mì chứa lượng muối lên đến 910mg, tương đương 41% lượng muối được khuyến cáo cho phép ăn hàng ngày. Mì tôm là món ăn phổ biến (Ảnh: Internet) 5. Chứa bisphenol A Bisphenol A sẽ được sử dụng để sản xuất mì ăn liền, mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy nó, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực lên các hormone, đặc biệt là estrogen, gây hại lớn cho cơ thể. 6. Hàm lượng calo cao Mỗi một gói mì chứa tới 400 calo, liều lượng này tương đương với ¼ lượng calo được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ trưởng thành có thể ăn trong ngày. 7. Mì ăn là món ăn đã rán chín Mì ăn liền sở dĩ không phải "nấu" chín nữa bởi vì chúng đã được chiên chín trong quá trình sản xuất. Mà ai cũng biết rằng đồ ăn chiên rán không hề có lợi cho sức khỏe. 8. Gây ra hội chứng chuyển hóa Hội chứng chuyển hóa tim mạch sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường và nguy cơ đột quỵ. Mỗi người ăn 2 gói mì/tuần sẽ phải đối mặt với vấn đề mắc hội chứng chuyển khóa cao hơn 68%. *Tổng hợp từ Health/39 theo Trí Thức Trẻ
Cơm gạo củng đang dần dần diết chết chúng ta :''' em đi mua 5kg gạo hương lài về , nấu cơm thấy hạt cứng hạt mềm, đem 1 ít bỏ lên chão rang thì thấy có hạt tan chãy bốc khói
cứ nghe đài ,xem báo riết rồi không dám ăn cũng chết ah ,cái gì cũng bệnh thì chết ăn nhang khói cho rồi
sáng giờ làm 2 gói hảo hảo,nó nói mỳ nhiều muối là đúng đó.ăn mặn kinh,chưa bao giờ cho hết cả gói gia vị.trần qua anh chán,mỳ nhanh lát không dai:'''