Ẩn / Hiện Quảng Cáo

'Mạng 4G vẫn là chủ đạo trong 5 năm tới'

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 16/4/24.

  1. 16/4/24 lúc 10:12

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,762
    Được thích:
    7,808
    'Mạng 4G vẫn là chủ đạo trong 5 năm tới'



    Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, ngoài 5G, nhà mạng cần đầu tư cho 4G vì đây vẫn là hạ tầng được dùng nhiều thời gian tới.

    Tại hội nghị giao quý I/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói chuyện nâng cao chất lượng mạng lưới di động luôn là vấn đề nóng. Khi người dùng sử dụng nhiều hơn, chất lượng mạng có thể đi xuống, nên cần được tối ưu hàng ngày và đầu tư thường xuyên.

    Ông khẳng định 2024 là năm thương mại hóa 5G trên toàn quốc, nhưng cũng yêu cầu các nhà mạng đầu tư cho 4G - hạ tầng quan trọng trong ít nhất 5 năm tới.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị chiều 15/4. Ảnh: Thảo Anh

    "Chúng ta nói nhiều đến 5G, nhưng tại Việt Nam từ nay đến 2030, dung lượng chủ yếu vẫn là 4G. Nhanh nhất đến 2029, 5G mới có thể vượt 4G về lưu lượng và thuê bao", Bộ trưởng nói.

    Ông cũng nhìn nhận thực tế hạ tầng 4G tại Việt Nam thiếu tần số thấp. Đặc tính của tần số thấp là có tốc độ thấp hơn, nhưng độ phủ lớn hơn so với tần số cao. Việc sử dụng tần số thấp giúp mạng có thể phủ đến mọi nhà.

    "Có thể phải cân nhắc đấu thầu tần số thấp như 700 MHz để ba nhà mạng lớn triển khai nhằm đảm bảo chất lượng", ông nói.
    Theo Bộ trưởng, di động là hạ tầng số chính hiện nay, ảnh hưởng mật thiết và trực tiếp với hành vi người dùng. Ông giao Cục Viễn thông đo lường chất lượng mạng lưới và công khai hàng tháng.

    Tại hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho Viettel và VNPT. Trong tháng 3, hai đơn vị này đã lần lượt đấu giá thành công quyền sử dụng khối băng tần B1 (2500-2600 MHz) với giá 7.533 tỷ đồng và C2 (3700-3800 MHz) với 2.581 tỷ đồng.

    Có giá cao gấp gần ba lần, lợi thế của B1 là độ phủ rộng, giúp nhà mạng giảm đầu tư trạm phát sóng. Ngoài ra, lợi thế lớn khác là B1 hỗ trợ cả mạng 5G và 4G, giúp nhà mạng có thể cải tiến chất lượng mạng 4G trong quá trình chuyển tiếp lên 5G.

    Cuối năm ngoái, Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê tỷ lệ phủ sóng 4G của Việt Nam đạt 99,8% dân số, cao hơn nhiều nước phát triển. Theo Quy hoạch hạ tầng Thông tin và Truyền thông 2021-2030, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, mạng 5G phủ đến 99% dân số, tốc độ tối thiểu 100 Mbps.


     
    dat tran thích bài này.

Chia sẻ trang này