Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Mã độc mạo danh mọi ứng dụng Android

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 10/12/19.

  1. 10/12/19 lúc 14:58

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,763
    Được thích:
    7,809
    Mã độc mạo danh mọi ứng dụng Android

    Hacker có thể lợi dụng lỗ hổng Strandhogg trong tính năng đa nhiệm của Android để tạo ra mã độc mạo danh các ứng dụng thông thường.

    Theo PhoneArena, lỗ hổng được phát hiện bởi công ty bảo mật Promon khi đang phân tích một ứng dụng chứa trojan chuyên tấn công ngân hàng. Malware khai thác Strandhogg sẽ núp bóng dưới dạng một ứng dụng hợp pháp. Khi người dùng chạm vào icon, mã độc sẽ can thiệp và mở một giao diện giả mạo của phần mềm thật.

    [​IMG]
    Lỗ hổng Strandhogg được đánh giá rất nguy hiểm. Ảnh: Bloomchain.

    Nếu không để ý, người dùng sẽ tưởng mình đang sử dụng ứng dụng thật và nhập vào các thông tin cá nhân quan trọng, như tài khoản mạng xã hội, ngân hàng... Dữ liệu sau đó được gửi đến kẻ tấn công thông qua máy chủ từ xa. Không chỉ thông tin đăng nhập, mã độc còn có thể thu thập những dữ liệu khác như nghe lén qua micro, kiểm soát camera, chụp lén từ xa, truy cập trái phép và đánh cắp thư viện hình ảnh, đọc và gửi tin nhắn SMS, tự xem danh bạ và nhật ký cuộc gọi, tự ghi âm cuộc gọi và gửi về máy chủ từ xa, tự động gửi dữ liệu vị trí...

    Công ty an ninh mạng Lookout, đối tác của Promon, phát hiện ít nhất 36 ứng dụng độc hại đang khai thác lỗ hổng Strandhogg, trong đó có CamScanner (phần mềm tạo file PDF) với hơn 100 triệu lượt tải. Tuy nhiên, với khả năng giả mạo phần mềm bất kỳ, nhóm cảnh báo hiện có khoảng 500 ứng dụng phổ biến có nguy cơ bị mạo danh.

    Strandhogg được đánh giá rất nguy hiểm, bởi nó hoạt động rất âm thầm, có thể tấn công bất kỳ ứng dụng nào, lừa người dùng cấp mọi quyền mà nó cần, hoạt động trên mọi phiên bản Android và có thể bị khai thác mà không cần can thiệp hệ thống (root).
    Sau khi được thông báo, Google đã loại bỏ tất cả phần mềm độc hại nhưng vẫn chưa công bố bản vá cho Strandhogg. Promon khuyến cáo, người dùng có thể tự bảo vệ mình thông qua việc để ý một số chi tiết nhỏ, chẳng hạn những ứng dụng đòi đăng nhập lại dù đã đăng nhập rồi, thông báo pop-up đòi quyền truy cập nhưng không hiển thị tên ứng dụng, các phím ảo (gồm phím back) và liên kết (link) không hoạt động khi nhấp vào.

    Bảo Lâm
     
    trunghaumobile1 thích bài này.

Chia sẻ trang này