Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Liệu Intel có trở thành Nokia tiếp theo?

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 15/8/24.

  1. 15/8/24 lúc 08:37

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,741
    Được thích:
    7,843
    Liệu Intel có trở thành Nokia tiếp theo?


    Mặc dù có những thăng trầm nhưng trong hầu hết thời gian tồn tại, Intel vẫn là một doanh nghiệp khá vững chắc. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại về khả năng công ty này đang theo bước chân thất bại như Nokia.

    Intel là một cái tên nổi bật trong ngành công nghiệp máy tính và đóng vai trò quan trọng đối với Mỹ trong nhiều lĩnh vực. Nhưng những gì đang xảy ra với công ty bán dẫn này trông khá giống với sự sụp đổ của Nokia theo một số cách.

    [​IMG]
    Nokia từng có quãng thời gian "không thể đánh bại" trên thị trường điện thoại di động


    Nokia từng “quá lớn để có thể thất bại”

    Mặc dù Nokia vẫn còn tồn tại nhưng đó là một công ty đã suy yếu đi rất nhiều. Công ty Phần Lan từng nắm giữ khoảng 50% thị trường điện thoại di động toàn cầu, nhưng ngày nay chỉ còn nắm giữ một vài phần trăm. Khi một công ty nắm giữ một nửa thị trường toàn cầu, nó giống như tình huống “quá lớn để có thể thất bại”.
    Tuy nhiên, từ năm 2007 đến 2013, tập đoàn khổng lồ này đã mất gần như tất cả mọi thứ. Đã có nhiều bài viết dài về vô số sai lầm mà Nokia mắc phải, nhưng tóm lại có một vài sai lầm chính. Đầu tiên, công ty phản đối việc chuyển sang điện thoại màn hình cảm ứng hoàn toàn - một động thái phù hợp vào thời đó khi iPhone là sản phẩm duy nhất làm điều đó. Thứ hai, Nokia phản đối chuyển sang Android để thúc đẩy hệ điều hành riêng, thiếu sự hỗ trợ của nhà phát triển với các ứng dụng thứ ba vô cùng quan trọng với nhiều đối tượng khách hàng.

    Hiện tại Nokia đang trụ vững và thương hiệu này vẫn được yêu thích trong thế giới Android hiện nay (dù được sản xuất bởi HMD Global). Tuy nhiên, có điều gì đó trông khá quen thuộc với những gì Intel đang gặp phải trong thời gian gần đây.

    Thảm họa với Intel

    Không công ty nào hoàn hảo và Intel cũng từng gặp phải một số sai lầm mang tính “thảm họa” trước đây. Đó là thời kiến trúc Netburst kém may mắn xuất hiện lần cuối cùng trong Pentium4. Sau đó là thảm họa Intel Itanium đắt đỏ khi Intel đi theo kiến trúc IA-64 của riêng mình nhằm chiếm lĩnh thị trường máy chủ cao cấp và siêu máy tính. Ngoài ra, còn có Larrabee - một nỗ lực của Intel trong việc xây dựng GPU từ công nghệ CPU của họ.

    [​IMG]
    Intel đang có những dấu hiệu giống với những gì Nokia từng gặp phải

    Các công ty phải chấp nhận rủi ro nếu muốn đổi mới và họ cần phải mạo hiểm làm điều đó hơn là cố gắng bám vào những gì đang có. Rốt cuộc thì đó là sai lầm của Nokia. Vấn đề là nếu Intel liên tục lặp lại những sai lầm, lợi nhuận ròng và thị trường của công ty cũng tụt giảm.

    ARM đang chiếm nhiều thị phần quan trọng của Intel

    Khi Apple nhận được cấp phép bởi ARM và bắt đầu thiết kế chip và GPU riêng, nhiều người cho rằng đó là canh bạc lớn của công ty. Nhưng hóa ra, đây là một canh bạc đã mang lại lợi nhuận cho Apple và những người dùng máy tính của họ. Có vẻ tương lai của Apple nằm ở Apple Silicon dựa trên ARM thay vì x86 nặng nề và nóng.

    Với những gì Apple đã làm, không có gì ngạc nhiên khi vài năm sau, máy tính xách tay Windows dựa trên ARM sẽ tràn ngập thị trường để tập trung vào hiệu suất và hiệu quả năng lượng. Đó là những máy tính sử dụng chip đến từ Qualcomm thay vì Intel hoặc AMD.

    Trong khi Intel hiện thống trị thị trường CPU máy tính để bàn cao cấp và kinh doanh lớn, người dùng máy tính đang tìm một thứ gì đó như MacBook với hiệu suất cao hơn so với nhu cầu của hầu hết họ, mang lại lợi ích về chất lượng cuộc sống như “mỏng, nhẹ và thời lượng pin dài”.

    [​IMG]
    Nhiều máy tính xách tay Windows đang chuyển mình sang chip dựa trên kiến trúc ARM


    Mặc dù vẫn còn những vấn đề về khả năng tương thích phần mềm, rõ ràng là kiến trúc ARM sẽ đóng vai trò lớn trong tương lai của PC và Intel cần có cách tiếp cận riêng để tham gia vào phân khúc thị trường này.

    Intel hiện phải vật lộn để chuyển sang quy trình sản xuất chip nhỏ hơn. Ngay cả khi có lợi thế tự sản xuất nhưng công ty không tận dụng được các công nghệ tiên tiến như nhà máy TSMC hay Samsung đạt được. Kết quả là một vài thế hệ CPU Intel gần đây chỉ mang lại cải tiến hiệu suất kém cỏi, đặc biệt là các CPU Core thế hệ 13 và 14 có lỗi thiết kế, làm mất lòng tin khách hàng.

    https://thanhnien.vn/lieu-intel-co-tro-thanh-nokia-tiep-theo-185240812104553583.htm
     
    giang_apple39 thích bài này.

Chia sẻ trang này