Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Kính HoloLens bản quân đội có tính năng gì mà Bộ quốc phòng Mỹ bỏ gần 22 tỷ USD trang bị cho lính?

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 24/4/21.

  1. 24/4/21 lúc 18:47

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,482
    Được thích:
    7,681
    Kính HoloLens bản quân đội có tính năng gì mà Bộ quốc phòng Mỹ bỏ gần 22 tỷ USD trang bị cho lính?


    [​IMG]

    Khoảng 2 tuần trước, CNBC đưa tin cho biết Bộ quốc phòng Mỹ đã ký hợp đồng trị giá 21,88 tỷ USD với Microsoft để trang bị 120.000 chiếc kính thực tế ảo tăng cường phiên bản dựa trên thiết kế của HoloLens nhưng được chỉnh sửa để phục vụ mục đích quân sự. Về cơ bản, đó là một canh bạc rất lớn của quân đội Mỹ, khi cho rằng tác chiến điện tử ở mức độ từng người lính đơn lẻ trong tương lai sẽ phải dựa vào ý tưởng môi trường thông tin đầy đủ, bao quát, hiển thị ngay trước con mắt của người lính.

    Trong môi trường quân đội, chiếc kính thực tế ảo này sẽ được gọi bằng cái tên IVAS - Integrated Visual Augmentation System. Nó kết hợp cả máy tính, một hệ thống những cảm biến và những ống kính cùng vận hành để tạo ra, chia sẻ và nâng cao lượng dữ liệu cung cấp cho người đeo. Chí ít là từ tận năm 2018, Bộ quốc phòng Mỹ đã tổng hợp được một cách chi tiết và cụ thể những yêu cầu của họ đối với chiếc IVAS, dựa trên những thử nghiệm khi ấy họ triển khai, hợp tác với chính Microsoft. Dựa trên chính phản hồi của những chiến binh tham gia quá trình thử nghiệm kính IVAS, nhiều thay đổi đã được đưa ra.

    [​IMG]

    Một trong số đó là hạ thấp tầm nhìn trong điều kiện thiếu sáng từ hơn 900 mét xuống còn gần 300 mét. Thay đổi này giúp cặp kính nhẹ hơn mà phục vụ đúng nhu cầu hơn. Rút ngắn tầm nhìn xa trong điều kiện thiếu sáng, nhưng góc nhìn đêm lại tăng lên từ 40 lên thành 80 độ, nghĩa là bao quát không gian tốt hơn. Một tính năng đẳng cấp nữa là cho phép những người lính đang ngồi trong xe khi di chuyển có thể nhìn xuyên thấu ra ngoài, nhờ vào dữ liệu video quay từ bên ngoài dẫn thẳng vào kính AR. Công nghệ này không mới, nhưng hiện giờ các chiến binh phải theo dõi nhất cử nhất động bên ngoài xe bằng chiếc máy tính bảng mang theo ra trận. Với chiếc IVAS, mọi thứ sẽ hiện ngay trước mắt chứ không phải lôi tablet ra theo dõi nữa.

    Vài tính năng khác thì biến không gian và “giao diện” một người lính nhìn thấy thông qua chiếc kính AR không khác gì trò chơi điện tử, ví dụ như la bàn hiển thị, hay cao cấp hơn là ghi nhận vị trí của những người đồng đội. Những bản nâng cấp phần mềm cập nhật sau này còn có khả năng giúp người lính nhận diện khuôn mặt. Cũng không ngoa vì bản chất nguồn gốc của IVAS, chiếc HoloLens, được Microsoft phát triển để phục vụ những nhu cầu ban đầu liên quan tới giáo dục và giải trí tương tác.
    Quảng cáo


    [​IMG]

    Ứng dụng những công nghệ ấy vào mục đích quân sự từng là câu chuyện khá nóng đối với những kỹ sư đã tạo ra HoloLens. Khi Microsoft và quân đội Mỹ công bố thỏa thuận hợp tác vào năm 2018 để đem HoloLens ra chiến trường, nhiều kỹ sư của Microsoft đã ký một bức thư gửi cho CEO khi ấy, nói thẳng thắn rằng “chúng tôi không làm việc để sản xuất vũ khí, và chúng tôi yêu cầu có tiếng nói trong việc ứng dụng công nghệ do chúng tôi làm ra.” Phản hồi lại các kỹ sư, CEO Satya Nadella cho rằng: “Chúng ta đã đưa ra nguyên tắc là, không thể giấu giếm những công nghệ của chúng ta, không giao cho những tổ chức đang bảo vệ sự tự do mà chúng ta tận hưởng.”

    Ở một chừng mực nào đó, việc quân đội Mỹ ứng dụng IVAS, sản phẩm dựa trên những công nghệ thương mại hóa hiện giờ có thể hiểu theo hai hướng. Riêng bản thân cặp kính AR không phải một món vũ khí. Nhưng khi nó kết nối với camera trên kính ngắm súng trường tấn công, thì IVAS sẽ là một phần của cả hệ thống vũ khí được con người vận hành. Thực tế ấy còn được đảm bảo hơn khi IVAS có cả tính năng nhận diện mục tiêu. Thôi thì, nghĩ theo hướng tích cực, nhờ sự thông minh của công nghệ, biết đâu IVAS sẽ nhận diện được những kẻ địch và những người dân thường hiền lành lương thiện?

    [​IMG]

    Trước khi đem ra chiến trường, IVAS sẽ bắt đầu phục vụ quân đội dưới dạng một công cụ phục vụ huấn luyện. Khi được ra mắt vào năm 2018, bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi ấy là James Mattis cho rằng, một phần mục tiêu với sản phẩm này là cho phép người lính “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, “tập luyện” 25 trận chiến không mang lại hậu quả gì trước khi chinh chiến một trận thực sự. Kết hợp cả thực tại và hình ảnh ảo, IVAS cho phép binh lính tập luyện rất kỹ càng trong những vùng chiến sự giả tưởng.

    Ở vị thế của một thiết bị đeo thông minh, IVAS là một giải pháp hiện đại phục vụ việc huấn luyện con người. Thông qua việc thêm thắt những thông tin vô cùng hữu ích vào tầm nhìn của mỗi người lính, theo cách hợp lý mà không gây xao nhãng, hệ quả có thể sẽ là những lợi thế rất lớn trong chiến đấu. Cùng với đó, dựa vào những dữ liệu mà cặp kính này thu thập, IVAS sẽ tiếp tục đóng vai trò rất có ích trong việc huấn luyện cho cả một đội quân.

    Theo Popular Science
     
    Công_Đức_1368 thích bài này.
  2. 25/4/21 lúc 09:40

    lovevirus

    Insane Poster

    lovevirus
    Tham gia:
    4/1/17
    Bài viết:
    529
    Được thích:
    528
    A đù lính nó đã giỏi thuộc loại thiện chiến số 1 thế giới , giờ còn có cái này ai chơi lại , rồi kiểu bắn lén như du kich giờ có cái này sao bắn nó đuợc nữa ,
     
    Hoa Lá cành thích bài này.

Chia sẻ trang này