Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Mua Không thể thiếu bơm bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM LINH TINH.' bắt đầu bởi caonguyennui, 23/4/25 lúc 15:02.

  1. Người gửi:

    caonguyennui (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    1.5 triệu (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    0948545845 Click để xem
  7. Zalo:

  8. Địa chỉ:

  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 23/4/25 lúc 15:02, 0 Trả lời, 1 Đọc
  1. 23/4/25 lúc 15:02

    caonguyennui

    Major Poster

    caonguyennui
    Tham gia:
    26/9/18
    Bài viết:
    141
    Được thích:
    0
    Không thể thiếu bơm bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải
    tuần hoàn bùn trong xử lý nước thải
    Ngày nay, việc xử lý nước thải ngày càng phát triển lên một tầm cao mới với sự ra đời của những ứng dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại hơn so với các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, vẫn có công nghệ cốt lõi chính là bơm tuần hoàn bùn. Trong hệ thống xử lý nước thải, máy bơm bùn thải sinh học tuần hoàn bùn là một công đoạn quan trọng không thể thiếu.
    1. Khái niệm bùn hoạt tính
    Bùn hoạt tính (Activated Sludge) là bùn sinh học tập hợp nhiều loại vi sinh vật hiếu khí (vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm,…) có khả năng phân hủy chất hữu cơ được tạo ra trong môi trường hiếu khí. Bông bùn hoạt tính có kích thước từ 3-5µm.
    Bùn hoạt tính được giữ lại ở bể lắng đợt II, một phần tuần hoàn lại bể sinh học, một phần thải ra được xử lý. Độ ẩm của lượng bùn này từ 99 ÷ 99,6%.
    2. Cơ chế quá trình bơm tuần hoàn bùn
    *Cơ chế
    Bùn hoạt tính là các bông cặn có màu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải, là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh vật khác. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N,P), làm thức ăn để chuyển hóa chúng thành các chất trơ không hòa tan và thành các tế bào mới. Quá trình chuyển hóa thực hiện theo từng bước xen kẽ và nối tiếp nhau.
    Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại của bể sinh học của lượng nước thải đi vào bể không đủ để làm giảm nhanh các chất hữu cơ, do đó phải sử dụng lại bùn hoạt tính đã lắng xuống ở bể lắng đợt II, bằng cách tuần hoàn bùn ngược trở lại đầu bể sinh học để duy trì nồng độ đủ của vi khuẩn trong bể.
    Bùn dư ở đáy bể lắng được xả ra khu xử lý bùn.

    [​IMG]

    Các sự cố thường gặp và cách khắc phục bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải
    Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, phát sinh rất nhiều sự cố liên quan đến bơm bùn vi sinh. Một số tình trạng xảy ra và cách khắc phục như sau:
    Bùn nổi nhiều trên bể hiếu khí
    Nguyên nhân hiện tượng này là do nồng độ cacbon trong nước thải cao, lương oxy cung cấp không đủ. Nhằm khắc phục hiện tượng trên chỉ cần ngừng nước thải vào hoặc giảm lượng nước thải vào, tăng oxy trong bể, hoặc nâng pH của dòng vào từ 8.5 – 9.
    Quá trình bùn nổi trong bể hiếu khí sẽ làm giảm hiệu quả quá trình xử lý nước thải nên yêu cầu phải tách bùn hợp lý, tăng tiếp xúc giữa bùn và nước thải, tránh hiện tượng không tiếp xúc dẫn đến hiện tượng nổi và lắng đọng.
    Do đó, để khắc phục triêt để vấn đề trên thì trong bể xử lý thường lắp phễu phân phối bùn nhằm phân phối bùn đều vào trong nước thải, hoặc có thể khắc phục bằng cách tăng lượng bùn tuần hoàn.
    Một nguyên nhân khác là bùn nổi do nồng độ dầu mỡ, chất béo tương đối lớn. máy bơm màng Đối với trường hợp nầy nên tách sơ bộ lượng bùn hoặc tạm ngừng hoạt động hệ thống để khắc phục.
    Bùn nổi bọt trắng
    Hiện tượng xuất hiện: Bọt to, nổi rất nhiều và tăng dần đầy bể mặt.
    Nguyên nhân: Cần phải kiểm tra nước đầu vào và chú ý đến các vấn đề như sau:
    Nếu giai đoạn đầu nuôi cấy bùn vi sinh thì do lưu lượng bị quá tải, cần giảm lưu lượng nước thải bơm vò.
    Lượng bơm bùn vi sinh trong bể quá thấp thì cần tăng lượng bùn lên
    Nồng độ chất hữu cơ quá cao, gây nên sốc tải (đối với bể hiếu khí hoạt động tốt khi COD = 800 – 1000 mg/lít, nếu cao hơn 1200 mg/l thì sẽ bị sốc tải).
    Kiểm tra nước thải đầu vào có bị nhiễm độc tố hay các chất hóa học, chất hoạt động bể mặt hay không.
    Kiểm tra chế độ xả bùn, điều chỉnh về chế độ xả hợp lý nhằm tránh rửa trôi vi sinh ra khỏi bể.
    Các cách khắc phục:
    Kiểm tra nồng độ trong bể vi sinh bằng cách đo sinh vật 30 phút, kiểm tra pH, DO
    Nếu sinh vật đo 30 phút quá thấp thì cần bổ sung thêm lượng vi sinh, chế phẩm sinh học, hoặc giảm lưu lượng nước thải đầu vào.
    Nếu sinh vật đo 30 phút bình thường thì cần tiếp tục triển khai kiểm tra pH, DO để tiếp tục điều chỉnh.
    Bọt màu trắng, nổi bọt to, có bùn trên bề mặt các bọt nổi, bùn có màu đen
    Hiện tượng xuất hiện: Bọt trắng xuất hiện nhiều trên bề mặt bể, trên bề mặt bọt có lớp bùn vi sinh bám lên trên.
    Nguyên nhân hiện tượng trên: Vi sinh vật bị chết, lượng vi sinh phân hủy tạo ra bọt khí, xác bùn vi sinh chết sẽ bám trên bề mặt đó.
    Cách khắc phục: Cần phải thực hiện biện pháp cứu lượng vi sinh trong bể bằng cách ngừng sục khí, bơm nước thải ra khỏi bể và tiến hành bơm nước sạch vào bể và tiếp tục rút nước ra khỏi bể.
    Bùn lắng chậm, bùn, bùn mịn, nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng
    Hiện tượng nhận biết: Bùn nổi váng màu vàng trên bề mặt bể và lắng chậm.
    Nguyên nhân: Do lượng thức ăn, chất hữu cơ trong bể quá thấp nên bơm bùn vi sinh bị mất hoạt tính. Khi đó bơm bùn vi sinh phát triển chậm, bùn mịn.
    Cách khắc phục: Tăng lượng thức ăn cho vào bể bằng cách tăng lượng nước thải xử lý, bổ xung thêm dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển.
    Bùn nổi trong bể lắng sau Aerotank
    Hiện tượng nhận biết: Bùn trong bể lắng không lắng mà nổi thành từng mảng hoặc nổi từng cục có màu đen hoặc nâu sẫm.
    Nguyên nhân:
    Trong nước thải chứa nhiều vi sinh vật Nitrosomonat và Nitrosbacto oxy hóa Amoni thành Nitrat, khi bùn vi sinh qua bể lắng, bùn lắng dưới đáy bể lắng.
    Khi bùn lắng lại vi sinh vật tiêu thụ hết lượng DO trong dòng nước thải khi đó vi sinh vật bị thiếu khí sẽ tiêu thụ lượng oxy trong NO (khử Nitrat tạo thành khí Nito trong bông bùn, lúc này bông bùn trở nên nhẹ hơn nước và nổi lên trên bề mặt bể lắng (hiện tượng bùn nổi).
    Các yếu tố dẫn tới bùn bị nổi trên bề mặt bể lắng:
    Thời gian lưu bùn lâu.
    Nitrat tồn tại nhiều trong nước thải sau bể Aerotank.
    Lượng COD sau xử lý Aerotank còn.
    Cách khắc phục:
    Khắc phục tạm thời là không để bùn nằm trong bể lắng lâu, bằng cách tăng lượng bùn tuần hoàn, hạn chế các vùng chết (bùn không được bơm về), sau đó người vận hành hãy kiểm tra tính chất của nước thải đầu vào.
    Kiểm tra hiệu quả xử lý Nitrat (khử Nitrat) tại bể vi sinh thiếu khí (Anoxic).
     

Chia sẻ trang này