Ẩn / Hiện Quảng Cáo

iPhone sản xuất tại Việt Nam: rào cản và thách thức

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 1/8/19.

  1. 1/8/19 lúc 15:52

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,759
    Được thích:
    7,808
    Samsung từ lâu đã rời dây chuyền sản xuất điện thoại khỏi Trung Quốc, một nửa số máy họ bán ra làm ở Việt Nam. Nhiều khả năng Apple sẽ là hãng sản xuất smartphone lớn tiếp theo vào Việt Nam sau khi Mỹ và Trung Quốc nổ ra chiến tranh thương mại. Bài viết bên dưới của NY Times sẽ cho chúng ta thấy những khả năng và rào cản cho việc iPhone sẽ “Designed by Apple in California. Assembled in Vietnam”.

    Do bị Mỹ đánh thuế nhiều mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc nên nhiều công ty lớn đang dịch chuyển nhà máy, dây chuyền sản xuất của họ sang Việt Nam. Điều này càng giúp Việt Nam vươn lên để trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực lắp ráp smartphone, thiết bị công nghệ cao. Nhưng, để có thể làm điều đó, Việt Nam cần hoàn thiện hơn về chất lượng từ những thứ nhỏ nhất như vỏ nhựa của tai nghe nhỏ xíu mà họ làm.
    [​IMG]
    Anh Vũ Hữu Thắng có một công ty ở Bắc Ninh chuyên sản xuất các thành phần nhựa nhỏ cho máy in Canon, thiết bị âm nhạc của Korg hay linh kiện cho smartphone của Samsung, bao gồm cả tai nghe. Anh này nói rất khó để công ty anh có thể cạnh tranh với các đối tác cung ứng Trung Quốc khi mà anh vẫn phải mua 70-100 tấn nhựa nhập khẩu mỗi tháng, phần lớn được làm ở Trung Quốc.

    “Việt Nam không thể so sánh với Trung Quốc”, anh Thắng chia sẻ. “Khi chúng tôi mua vật liệu, chúng đắt hơn từ 5 đến 10% khi so với Trung Quốc”. Thêm nữa, thị trường Việt Nam hiện quá nhỏ để các công ty, nhà sản xuất nhựa đầu tư làm nhà máy ở đây.

    Apple đã hiện diện ở Ấn Độ và Việt Nam khi họ đa dạng hoá các đối tác cung ứng, lắp ráp thay vì phụ thuộc quá nhiều vào một nước duy nhất. Nintendo đã bắt đầu làm việc để sản xuất những máy chơi game Switch tại Việt Nam thay vì Trung Quốc, theo Panjiva, công ty nghiên cứu chuỗi cung ứng. Trong khi đó, Foxconn cũng nói họ đã được chính phủ Việt Nam cấp phép sử dụng diện tích đất rất lớn và đã đổ 200 triệu USD vào nhà máy của họ ở Ấn Độ. Các đối tác khác của Apple tại Đài Loan và Trung Quốc cũng đã nhận ra rằng họ phải nghĩ tới một quốc gia khác.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, đất nước gần 100 triệu dân như Việt Nam không thể thay thế hoàn toàn Trung Quốc để trở thành nơi sản xuất mọi thiết bị điện tử, smartphone. Đất ở đây có giá thuê cao hơn, nhà máy sẵn sàng để dùng cũng ít, tuyển mộ đủ công nhân tay nghề tốt và quản lý cũng là một thử thách. Việt Nam cũng chưa có những công ty trong một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh khi mà các nhà sản xuất có thể yêu cầu một thành phần đặc biệt, linh kiện nào đó sẵn sàng như ở Trung Quốc.

    Công ty HTMP của chị Thuỷ làm việc trong lĩnh vực sản xuất khuôn đúc mà các nhà máy dùng để sản xuất nhựa hay các thành phần cần khuôn. Chị chỉ tay vào chiếc MacBook mà chị đang dùng và nói, một ngày nào đó, HTMP của chị có thể sản xuất khuôn đúc để làm vỏ nhôm cho máy Mac. Nhưng chị cũng biết rằng để làm được điều đó, công ty của chị phải hoàn thiện rất nhiều nữa.

    Trước khi Việt Nam có nhà máy sản xuất đồ điện tử công nghệ cao, họ đã là công trường sản xuất các sản phẩm giày, quần áo... Nike và Adidas là hai hãng giày làm khoảng một nửa sản phẩm tại Việt Nam. Vì có nhiều nhà máy được xây dựng, chính quyền cũng hỗ trợ bằng việc xây đường xá vận chuyển, cảng biển và nhà máy điện. Hà Nội cũng đã ký thoả thuận với các chính quyền trên khắp thế giới để giảm thuế cho những mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam, bao gồm một thoả thuận vừa đạt được tuần trước với EU.

    Việt Nam hiện nay đã là một trung khu chính cho các thiết bị điện tử. Rất nhiều công ty lớn có mặt ở đây nhờ một phần không nhỏ vào công ty có tên Samsung. Hơn 1 thập kỷ trước, Samsung Electronics mở nhà máy đầu tiên ở Bắc Ninh để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Kể từ đó, Samsung đã đóng cửa toàn bộ, chỉ giữ lại một nhà máy sản xuất điện thoại ở Trung Quốc. Hiện tại họ lắp ráp khoảng 1 nửa số smartphone ở Việt Nam. Công ty con của tập đoàn này thuê khoảng 100 ngàn người, chiếm gần 1/3 trong tổng số doanh số 220 tỉ USD của tập đoàn trong năm ngoái. Một người phát ngôn của Samsung nói rằng khoảng 90% các sản phẩm mà họ bán ra bao gồm những thứ bắt nguồn từ Việt Nam đi các nước khác. Chỉ riêng Samsung đã chiếm 1/4 tổng số hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018. Sự thành công của Samsung cũng góp phần thuyết phục các công ty, đối tác cung ứng Hàn Quốc khác đến đây.
    [​IMG]
    Đó cũng là lúc các doanh nghiệp, công ty của Việt Nam phải cạnh tranh nhiều hơn. Những tập đoàn khổng lồ tới Việt Nam, họ cũng mang theo những đối tác thân quen của họ, vốn đã làm ăn với nhau trong nhiều năm, để lại rất ít cơ hội cho những công ty Việt Nam. Với Samsung, họ có khoảng 35 đối tác cung ứng là của Việt Nam, còn Apple, họ từ chối bình luận.

    Khi Samsung bắt đầu thiết lập cơ sở của họ ở Việt Nam, họ mua các gá đỡ kim loại (metal fixture) từ một công ty trong nước có tên VPMS nhưng sau đó, các đối tác của Samsung từ Hàn Quốc vào Việt Nam và mối quan hệ giữa Samsung và VPMS cũng chấm dứt sau đó không lâu. Rõ ràng giá cả và chất lượng không phải vấn đề, người sáng lập ra công ty này cho biết. Vấn đề là quy mô: Samsung cần một lượng lớn gá đỡ mà VPMS không thể đáp ứng.

    Fitek của anh Vũ Tiến Cường, là một công ty sản xuất thiết bị công nghiệp cho Samsung, Canon và những công ty lớn khác có nhà máy ở Bắc Ninh. Anh này nói hầu hết các đối tác cung ứng của Việt Nam có chất lượng và vấn đề sản xuất khiến họ không thể dành những hợp đồng lớn. Nhưng theo anh thì vấn đề cốt lõi nằm ở thiếu kinh nghiệm, chứ không phải tiền hay chuyên môn. Qua từng ngày, đối tác cung ứng của Việt Nam tiếp tục cải thiện và trưởng thành hơn, anh cho biết.

    Hay như một người khác là chị Nguyễn Thị Huệ. Chị có một startup có tên Anofa, chuyên xử lý bề mặt cho các thành phần kim loại, khách hàng của công ty chị là những cái tên toàn cầu như LG hay Ducati. “Chúng tôi rất mong chờ” về khả năng Apple mở rộng chuỗi cung ứng ở Việt Nam, chồng chị Huệ cho biết. Anofa cũng đã đầu tư máy móc nhiều hơn để lấy được hợp đồng từ các khách hàng ngoại. “Họ có tiêu chuẩn và yêu cầu cao hơn”, “Chúng tôi có thể đáp ứng”.
    Nguồn: NY Times
     
  2. 1/8/19 lúc 17:05

    hochoimobi

    No Life Poster

    hochoimobi
    Tham gia:
    26/1/15
    Bài viết:
    984
    Được thích:
    226
    thua BPHONE hết.c33k)
     
  3. 1/8/19 lúc 17:28

    answer

    Junior Member

    answer
    Tham gia:
    30/6/19
    Bài viết:
    27
    Được thích:
    5
    Samsung từ lâu đã rời dây chuyền sản xuất điện thoại khỏi Trung Quốc,

    đọc sơ đoạn này đoán nhà báo người ở ngoải
     

Chia sẻ trang này