Ẩn / Hiện Quảng Cáo

iCloud Private Relay có thay thế được cho VPN?

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 17/6/21.

  1. 17/6/21 lúc 14:30

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,485
    Được thích:
    7,682
    iCloud Private Relay có thay thế được cho VPN?

    [​IMG]

    Cùng với iOS 15, Apple giới thiệu thêm một tính năng về bảo mật và riêng tư cho người dùng iCloud có tên Private Relay (thuộc gói tính năng iCloud Plus). Về cơ bản, Private Relay sẽ giúp bạn lướt web an toàn và riêng tư hơn, nó được nhiều người cho là giống như lợi ích mà VPN đem lại. Hãy cùng so sánh hai dịch vụ/tính năng này và xem là Private Relay có thay thế được cho VPN hay không.

    Mọi thứ bạn cần biết về iCloud Plus

    Bằng cách mã hóa địa chỉ IP khi lướt web, Private Relay sẽ khiến việc theo dõi bạn trên thế giới Internet bao la rộng lớn khó khăn hơn. VPN (mạng riêng ảo) cũng ra đời cho mục đích tương tự, dĩ nhiên là nó có thêm vô vàn tính năng khác, cả hai chỉ chia sẻ chung một số tính năng mà thôi. Vì thế, câu hỏi Private Relay có thay thế được cho VPN hay không còn tùy vào mục đích bạn sử dụng là gì nữa.

    [​IMG]
    Để cho dễ hình dung, mình sẽ tham chiếu một dịch vụ VPN trả phí khá nổi tiếng là NordVPN để xem Private Relay có thể thay thế cho VPN ở những khía cạnh nào. Họ quảng cáo là có tới 22 tính năng mà VPN của họ đem lại cho người dùng: https://nordvpn.com/features/
    Quảng cáo


    Tương thích, mức độ hỗ trợ

    NordVPN dành cho đủ loại thiết bị, từ iOS, Android, máy Mac, Windows, Chrome OS… nhưng vì Private Relay là một tính năng thuộc iCloud nên bạn chỉ sử dụng nó được với thiết bị của Apple. Thêm nữa, Apple nói tính năng này chỉ hoạt động với trình duyệt Safari cũng như các lưu lượng Internet có liên quan với DNS, và từ một số ứng dụng. Tức là trên cùng thiết bị đó mà bạn dùng trình duyệt Firefox hay Chrome thì cũng không được bảo vệ.

    Ngược lại, VPN đa dạng và hỗ trợ nhiều hơn. Nói ngắn gọn thì mọi lưu lượng Internet đi ra vào từ máy tính, điện thoại hay các thiết bị của bạn sẽ đều được bảo vệ đúng cách.

    Tuy là tính năng cho gói iCloud hiện tại bạn đang dùng nhưng nó chỉ hỗ trợ iOS 15, cũng như macOS Monterey mới. Tức là mình đã lên iOS 15 beta trên iPhone thì dùng được Private Relay, còn máy iMac vẫn ở macOS Big Sur thì không dùng được, dù cả hai thiết bị đều chung gói iCloud.

    Truy cập dịch vụ, trang web bị chặn

    Giới hạn truy cập là một rào cản khiến nhiều người phải dùng VPN, nó cho phép chúng ta truy cập và sử dụng các trang web bị chặn vì lý do nào đó, hoặc các dịch vụ giới hạn địa lý, như Netflix hay Disney Plus. Mình cài thử iOS 15 beta lên iPhone 12 mini của mình, sau khi bật Private Relay thì cũng truy cập được các trang web bị chặn, như khi dùng VPN. Không rõ sau này sao chứ hiện tại là ngon lành, mình hay dùng nó lắm

    Ngụy trang

    Tính năng ngụy trạng này cũng tùy vào dịch vụ VPN mới có chứ không phải cái nào cũng có. Khi bạn kết nối vào VPN, ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) không biết bạn sẽ đi đâu nhưng họ biết bạn đang dùng VPN dựa trên những khác thường của các gói dữ liệu. Tuy nhiên với máy chủ có tính năng ngụy trang, các gói dữ liệu đi và đến máy của bạn sẽ được thay đổi để giống với bình thường hơn, tức là họ không thể dùng các công cụ để phát hiện bạn đang sử dụng VPN, trừ khi họ kiểm tra thủ công. Tính năng này phần nào giải thích vì sao bạn dùng VPN rồi, fake vị trí rồi mà vẫn không thể xem các nội dung bị giới hạn là vậy. Private Relay không có tính năng nâng cao này.

    Split Tunnel (phân chia đường đi)

    Cả VPN và Private Relay đều có tính năng giống như này nhưng sẽ có những khác biệt nhất định. Về cơ bản, Split Tunnel của một dịch vụ VPN là phân chia lưu lượng thành nhiều đường đi khác nhau dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng. Ví dụ bạn vừa muốn dùng VPN nhưng vừa muốn dùng mạng nội bộ (ở nhà hay trên công ty) thì Split Tunnel sẽ giúp được bạn, hoặc bạn có thể thiết lập chỉ cho phép một app nào đó sử dụng VPN, còn lại là như bình thường.
    Quảng cáo

    Private Relay không hẳn là vậy, nó chỉ dùng trên Safari và một vài app nên có thể coi đó là tính năng giống Split Tunnel, tức là bạn muốn dùng như bình thường thì mở Chrome hay Firefox chẳng hạn.


    Không lưu dữ liệu người dùng

    NordVPN quảng cáo họ không theo dõi, thu thập và chia sẻ dữ liệu riêng tư của người dùng với bất kỳ ai. Cái này rất quan trọng và phụ thuộc vào đạo đức. Vì mọi thông tin, lưu lượng đi ra Internet của bạn đều phải qua máy chủ của dịch vụ VPN đó (ở đây là NordVPN) nên họ biết hết.

    Private Relay thì Apple quảng cáo là qua hai lớp máy chủ, một là của Apple và một của đối tác bên thứ 3 nên giảm thiểu tình trạng này. Máy chủ của Apple đóng vai trò mã hóa IP còn máy chủ bên thứ 3 đóng vai trò giải mã IP. Apple không biết bạn truy cập trang web nào còn bên thứ 3 kia dù biết bạn truy cập vào đâu nhưng lại không biết bạn là ai cả.

    Một vài dịch vụ như NordVPN, cũng có tính năng bảo vệ hai lớp, đi qua hai máy chủ hoặc hơn. Nhưng về cơ bản thì vẫn là máy chủ của NordVPN quản lý và điều hành.

    Đó là một vài so sánh về tính năng giữa hai dịch vụ mà mình tìm hiểu được. Anh em nào biết chuyên sâu hơn và có kinh nghiệm sử dụng nhiều VPN thì chia sẻ thêm nhé.
     
    DungPCMobile thích bài này.
  2. 17/6/21 lúc 16:26

    DungPCMobile

    Major Poster

    DungPCMobile
    Tham gia:
    30/10/11
    Bài viết:
    216
    Được thích:
    57
    Trang chủ football,đồi trị,báo lá cải (chống+).....được lên ngôi
     

Chia sẻ trang này