C ây cau từ thời xa xưa đã là một trong những biểu tượng của đất nước, của làng quê Việt Nam. Theo phong tục tập quán truyền thống của người Việt Nam thì ngày Tết, ngày giỗ, hỷ sự là phải có trầu cau trên mâm. Họ muốn gửi lên cho tổ tiên và các bậc tiền bối lòng thành kính của mình. Cây trầu thì dễ trồng và mau cho lá, còn cây cau thì khó hơn. Cau tứ quý có những đặc điểm nổi trội hơn tất cả những giống cây khác và sau một năm trồng và chiều cao của cây đạt trên 2m là người nông dân đã có thể thu hoạch. 1. Đất trồng cây Đất trồng cau tứ quý phải chọn đất thịt, giàu dinh dưỡng. Mùn có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. Không nên chọn đất có nhiều rác, xác thực vật mục rữa để tránh sâu bệnh, giun đục thân và các bệnh gây hại đến cây. Làm đất và đào hố: để xử lý hố trồng cau người nông dân nên bón bằng phân chuồng, phân hữu cơ kết hợp với bón vôi để phòng trừ bệnh ở thời gian đầu, liên tục kiểm tra độ ẩm trong đất vì thời gian này cây cau còn rất yếu. Quy cách đào hố tốt nhất nên đào: 30 x 30 x 30cm. 2. Chọn lựa cây giống Tùy vào khả năng canh tác và tiền vốn bỏ ra mà người nông dân lựa chọn các loại giống cau tứ quý khác nhau: + Cây non đã ươm mầm cao từ 10-20cm + Cây đã ươm mầm cao từ 20-50cm + Cây đã ươm mầm cao từ 50cm-1m + Quả cau giống Người dân nên cẩn thận chọn những cây khỏe mạnh, không dính sâu bệnh, thân cây thẳng, lá xanh, không héo úa. 3. Lưu ý khi trồng cây Trước khi trồng cây, người nông dân hãy đổ vỏ ốc vào gốc cây, ốc phải là ốc ngâm vào lu, vại, đậy thật kín cho phân hủy hết. Lấy vỏ ốc trồng lót dưới gốc cau có tác dụng làm thông thoáng gốc và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nước ngâm ốc khi đã hết mùi có thể gạn lấy nước trong, hòa thêm với nước sạch để bón cho cây. Sau đó tưới nước cho cây, cẩn thận thì che thêm lưới độ 1 tuần là yên tâm. Trong quá trình nuôi trồng, bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng lân vi sinh là đủ. Mật độ trồng cây phải phù hợp để đất cung cấp đủ dinh dưỡng và có chỗ cho rễ cây phát triển. Thông thường chúng ta sẽ trồng theo quy tắc 2x2m. 4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Cay tứ quý là một trong những giống cau ít sinh bệnh tuy nhiên nếu người nông dân mua tại những vườn ươm có che lưới và thiếu ánh sáng thì mầm bệnh sẽ phát triển gây hại cho cây từ khi cây còn nhỏ. Cây cau trưởng thành không nên trồng những nơi quá rồi vì cây cau sẽ bị nấm hoặc rầy. Khi phát hiện cây có biểu hiện nhiễm bệnh hãy sử dụng các loại thuốc trừ từng trường hợp: + Ridomin: cây bị rầy, nấm + Padan 95SP; Bassa 50ND; Para 43SC: cây bị rầy, bọ làm tổ, trường hợp nặng + Hỗn hợp Supracide + Regent: sâu, bọ, vi khuẩn, trường hợp bị nhờn thuốc Trong quá trình cau phát triển, người nông dân cũng nên chú ý tỉa bớt cành, lá thừa để cau có dáng đẹp và cho quả ở năng suất tốt. THAM KHẢO THÊM Liên hệ: Hợp tác xã giống cây trồng kinh tế cao Địa chỉ: Hợp Tác Xã Giống Cây Trồng Cổ Bi - Đường Cổ Bi - Gia Lâm - Hà Nội Điện thoại: 0973 401 793 - 0916 430 455 Email: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com