[h=1]Google không biết xe tự lái xử lý tai nạn như thế nào[/h] [*=center] [*=center] [*=center] [*=center] Mặc dù đã được lập trình sẵn, những chiếc xe không người lái vẫn đặt ra nhiều nghi vấn về mức độ an toàn của nó, nhất là khi gặp phải những tình huống nguy hiểm. Xe tự lái ngày càng phổ biến. Dịch vụ taxi tự động đã được tung ra tại Singapore. Uber cũng có kế hoạch phổ biến dịch vụ tương tự tại Pittsburgh (Mỹ). Bên cạnh khả năng vận hành an toàn, một câu hỏi được đặt ra là các xe tự động này sẽ ra quyết định như thế nào, khi phải đứng trước những tình huống oái oăm, đôi khi thách thức cả quy chuẩn đạo đức của chính con người. Ví dụ, trong một tình huống khẩn cấp, một chiếc xe tự lái bị đặt vào tình huống hoặc tông vào một chiếc xe khác với ba người bên trong, hoặc né tránh và gây tai nạn với ba đứa bé khác đang chơi bên lề đường. Những chiếc xe tự lái sẽ lựa chọn hành động ra sao trong những tình huống như thế? [TABLE="class: picture, width: 560, align: center"] [TR] [TD="class: pic"][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: pCaption caption"]Vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cho loại xe tự lái. Ảnh: Cnet.[/TD] [/TR] [/TABLE] Giám đốc kỹ thuật Google - Ray Kurzweil - phát biểu tại trường đại học Singularity: "Chúng tôi không biết". Ray cho rằng, với con người, mọi tội ác đều phải bị trừng phạt. Ông lấy ví dụ nếu ai đó phóng hỏa, đương nhiên phải bắt lấy anh ta, thậm chí áp dụng án tử hình nếu cần thiết. Trong trường hợp này, xử tử người gây tội ác là chấp nhận được về mặt đạo đức. Ông cũng chia sẻ ý kiến cần xây dựng bộ quy tắc đạo đức tương tự với xe tự lái và nên bắt đầu với 3 nguyên tắc về robot của Isaac Asimov, nhà văn, đồng thời là nhà nghiên cứu hóa sinh nổi tiếng người Mỹ. Thứ nhất, người máy không được làm hại con người, hay để mặc cho con người bị hại. Thứ hai, người máy phải tuân theo mệnh lệnh của con người, trừ khi lệnh đó xung đột với luật thứ nhất. Thứ ba, người máy phải bảo vệ cho bản thân nó, miễn là sự tự vệ đó không xung đột với luật thứ nhất hoặc luật thứ hai. [TABLE="class: picture, width: 560, align: center"] [TR] [TD="class: pic"][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: pCaption caption"]Isaac Asimov rất nổi tiếng với thể loại văn học khoa học viễn tưởng. Ảnh: Biography.[/TD] [/TR] [/TABLE] Tình huống trên còn liên quan đến nhiều khái niệm triết học phức tạp hơn, ví dụ, việc không thực hiện một hành động cứu người có thể đánh đồng với tội làm hại người khác hay không. Để kết luận, Ray thừa nhận ông không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, cũng như chưa sẵn sàng trả lời về bộ quy tắc đạo đức của xe tự lái. Về phần Google, họ nói rằng Ray Kurzweil không phải là người của Google X, bộ phận đảm nhiệm dự án xe không người lái của Google. Công ty cho hay, người có thể cho chúng ta câu trả lời rõ nhất về vấn đề này là kỹ sư trưởng Andrew Chatham. “Điều quan trọng là chúng tôi chưa từng gặp trường hợp như thế bao giờ”, Andrew nói. Có thể, nhưng nếu biết trước mạng sống của chúng ta lẫn người khác sẽ được chiếc xe quyết định như thế nào vẫn tốt hơn chứ? “Nhưng ngay cả khi gặp một tình huống như thế”, Andrew tiếp tục, “thường nó xuất phát do một sai sót nào đó của bạn ở vài giây trước đó. Và một kỹ sư giỏi nhất cũng chỉ giúp bạn ngăn ngừa đến mức tối đa một tình huống xấu xảy ra. Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo an toàn cho người lái bằng cách ngăn chặn các tình huống (giả định) là tai nạn. Andrew kết luận "Câu trả lời luôn luôn là hãy đạp thắng kịp thời". Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy không phải lúc nào người ta cũng có thể "kịp thời", cũng như Andrew thừa nhận, câu trả lời này cũng chỉ mang tính tương đối và không hề có đáp án tuyệt đối. [TABLE="class: picture, width: 560, align: center"] [TR] [TD="class: pic"][/TD] [/TR] [TR] [TD="class: pCaption caption"]Andrew Chatham, kỹ sư trưởng dự án xe tự lái của Google. Ảnh: Today.duke.edu.[/TD] [/TR] [/TABLE] Một thông tin khác, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Mỹ (MIT) vừa chế tạo ra thiết bị gọi là "Máy đạo đức" (Moral Machine) với mục đích tìm hiểu xem, con người sẽ hành động như thế nào khi xe tự lái rơi vào những tình huống khó xử như thế. Hơn nữa, không chỉ đơn thuần là cách mà con người đưa ra quyết định, các nhà nghiên cứu còn muốn biết được "con người sẽ cảm nhận ra sao khi người máy đưa ra những quyết định". Uber chưa đưa ra phản hồi, và cũng chưa biết quy tắc họ đưa ra với xe tự lái của mình là gì. Rồi sẽ có những tai nạn với xe tự lái xảy ra, và rất có thể, người dùng không thể hiểu được quyết định của các cỗ máy. Nhưng đó là chuyện của tương lai. Nguồn:zing.vn Đại Việt
[FONT="]Mặc dù đã được lập trình sẵn, những chiếc xe không người lái vẫn đặt ra nhiều nghi vấn về mức độ an toàn của nó, nhất là khi gặp phải những tình huống nguy hiểm.[/FONT] [FONT="]Xe tự lái ngày càng phổ biến. Dịch vụ taxi tự động đã được tung ra tại Singapore. Uber cũng có kế hoạch phổ biến dịch vụ tương tự tại Pittsburgh (Mỹ). Bên cạnh khả năng vận hành an toàn, một câu hỏi được đặt ra là các xe tự động này sẽ ra quyết định như thế nào, khi phải đứng trước những tình huống oái oăm, đôi khi thách thức cả quy chuẩn đạo đức của chính con người. [/FONT]