Na Thái là loại cây có tính thích ứng cao, dễ trồng và được người nông dân ưa trồng. Na Thái có vị ngọt, hơi chua, thơm mùi hoa. ĐẶC ĐIỂM CỦA NA THÁI Na Thái ưa đất thoáng, không nên trồng ở vùng đất thấp úng. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng na Thái chỉ phát huy tối đa ưu điểm nếu đất nhiều dinh dưỡng. Nếu không bón phân thì cây nhanh chóng già cỗi, trái nhiều hạt, ít thịt. Phải chăm sóc cây từ khi mới trồng để cây khoẻ, nhiều nhựa, sức sống tốt thì mới cho trái ngon. Hình 1. Na Thái Na Thái chống úng kém nhưng lại chịu hạn tốt. Ở đất cát ven biển hay ở đất cao gặp hạn mùa khô, cây rụng hết lá. Khi mùa mưa trở lại vào tháng 4–5, cây lại ra lá, ra hoa. Những lứa đầu hoa rụng nhiều, sau đó khi bộ lá đã khỏe, cây quang hợp đủ thì lại ra trái. Na Thái thuộc loại trái có mùa. Cũng do nhịp độ sinh trưởng như vậy nên trồng Na Thái không cần tưới nhiều nước. Tuy nhiên nếu có tưới và chăm bón thì mùa ra trái của cây kéo dài hơn.Na Thái chịu rét tương đối tốt. Mùa đông cây ngừng sinh trưởng, rụng hết lá. Mùa xuân ấm áp cây lại ra đợt lá mới. Nhờ đó Na Thái không những trồng được ở miền Bắc mà còn ở những khu vực khác. Hình 2. Na Thái đã chín PHÂN LOẠI NA THÁI Na Thái có 02 loại đặc trưng: na dai và na bở.Na dai: các múi dính chặt vào nhau kể cả khi chín. Dễ vận chuyển vì dù có xảy ra va chạm mạnh trái cũng không bị vỡ ra. Vỏ na mỏng, có thể bóc ra từng mảng như vỏ cam, vỏ quýt. Độ ngọt của Na dai cao hơn Na bở. Na bở: khi chín múi nọ tách rời múi kia và khá dễ vỡ. Trái chưa chín hẳn nhưng có thể đã nứt từ khi còn trên cây. Hình 3. Na Thái giống Quả na Thái ăn rất ngon, mọng nước, vị ngọt sắc. Đặc biệt, nhờ ngoại hình mà na Thái còn hay được chọn để bày lễ, bày mâm ngũ quả, cúng bái. Na Thái rất phổ biến và thường xuyên được các bà nội trợ chọn làm hoa quả giải nhiệt trong ngày hè nóng bức. HỢP TÁC XÃ GIỐNG CÂY TRỒNG KINH TẾ CAOĐịa chỉ: Hợp Tác Xã Giống Cây Trồng Cổ Bi - Đường Cổ Bi - Gia Lâm - Hà NộiHotline: 0973 401 793 - 0916 430 455