Trong báo cáo được đăng tải bởi trang The Information, một nhóm những kẻ lừa đảo đã có hành vi gian lận bảo hành đối với những mẫu điện thoại iPhone của Apple. Cụ thể, nhóm này đã tiến hành đánh tráo những thành phần có giá trị bên trong các thiết bị iPhone bằng những linh kiện giả, sau đó chúng sẽ tiến hành đem các thiết bị này đi bảo hành chính hãng Apple.Ảnh: Các linh kiện bên trong một chiếc iPhoneVới thủ thuật như vậy, các đối tượng lừa đảo đã có được một chiếc điện thoại đổi trả bảo hành, chúng sẽ bán các điện thoại này đi và sử dụng các thành phần ăn cắp được từ những chiếc điện thoại ban đầu cho các máy iPhone "tân trang". Các điện thoại này sẽ được đem đi tiêu thụ tại nhiều thành phố khác ở Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia lân cận. Vấn đề này đặc biệt xảy ra nghiêm trọng vào thời điểm 2013 đến 2015, khi mà thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng nhất của Apple (chiếm ¼ doanh thu toàn cầu). Với doanh thu lớn như vậy, vấn đề Apple gặp phải khi gặp nhóm lừa đảo này trở nên rất nghiêm trọng. Theo chính sách bảo hành trước đây, Apple sẽ đổi bất kỳ iPhone hỏng nào nếu không phát hiện dấu hiệu hư hỏng bên ngoài. Tuy nhiên sau khi chi phí cho việc trả bảo hành cao gấp đôi so với ước tính, hãng đã thắt chặt chính sách bảo hành lại. Báo cáo của The Information tiết lộ, vào năm 2015 thì hãng đã dành 1,6 tỷ đô la vào đầu năm tài chính cho các yêu cầu đổi trả bảo hành toàn cầu, nhưng cuối cùng đã chi đến 3,7 tỷ đô la trong kỳ. Điều này cho thấy Apple đã bị thiệt hại lên đến hàng tỉ đô la. Cũng cần nhắc lại, thời điểm từ năm 2013 đến 2015 thì các thiết bị iPhone như iPhone 4, 4s, 5 hay 5s có thiết kế vỏ đơn giản và rất dễ bung để lấy linh kiện (Trang iFixit từng đề cập). Chính vì vấn đề này mà kẻ gian đã tận dụng triệt để việc tráo đổi linh kiện giả tạo ra các bản iPhone "dựng" được pha trộn lẫn lộn giữa các linh kiện chính hãng và linh kiện giả. Dù không có trong bản báo cáo của The Information, nhưng đây là thời điểm mà tại thị trường Việt Nam, rất nhiều máy iPhone được gọi là iPhone “dựng” xuất hiện với mức giá rất rẻ. Rất có thể các máy iPhone này có nguồn gốc thì đây. Kể từ sau sự việc này, Apple đã tạo một hệ thống đặt chỗ, buộc khách hàng phải chứng minh quyền sở hữu trước khi yêu cầu bảo hành. Thế nhưng rất bất ngờ là hệ thống này cũng đã bị hack. Apple thậm chí còn phát triển một phần mềm giúp hỗ trợ phát hiện các linh kiện giả, nhưng các đối tượng này cũng tìm được cách qua mặt bằng việc vô hiệu hóa iPhone để không thể mở nguồn được. Mãi đến năm 2016, Apple đã tìm giải pháp. Họ sử dụng các đế được thiết kế rất đặc biệt (gọi là die) kèm theo các chất bịt kín trên những con chip và pin. Kết quả là các vụ gian lận này giảm hẳn và chi phí bảo hành của Apple đã lần đầu tiên giảm trong năm 2017, từ 4,66 tỷ đô của năm 2016 xuống còn 4,32 tỷ đô. Nguồn: vietnam.net
giờ đi khó lắm a chứ ko dễ như xưa nữa,check imei mà hệ thống chặn là ko đi đc,nhiều lúc ôm máy cả tháng hệ thống thả mới đi đc,máy còn bảo hành mà đem "chọt" ngoài - main ko zin - nó phát hiện là phạt xong cắt bảo hành ngay