Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Giám đốc công ty có quy định như thế nào?

Thảo luận trong 'ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH - ĐIỆN GIA DỤNG.' bắt đầu bởi hotrotinviet, 22/10/24.

  1. Người gửi:

    hotrotinviet (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    900,000 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    0989365065 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

    11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP. HCM (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 22/10/24, 0 Trả lời, 138 Đọc
  1. 22/10/24 lúc 18:54

    hotrotinviet

    Major Poster

    hotrotinviet
    Tham gia:
    1/3/19
    Bài viết:
    177
    Được thích:
    0
    Trước khi thành lập công ty, quý khách nên tìm hiểu các chức danh cần bổ nhiệm. Một trong những chức danh quan trọng đó là Giám đốc công ty. Vậy Giám đốc công ty là gì? Vai trò của giám đốc công ty như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của giám đốc công ty. Hãy cùng Kế Toán Tín Việt theo dõi bài viết sau.

    [​IMG]


    Giám đốc công ty là gì?

    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 63 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định Giám đốc là người đứng đầu của doanh nghiệp, người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

    Vai trò của giám đốc công ty

    * Vạch ra chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh công ty.
    * Chỉ đạo công tác xây dựng, thực hiện triển khai các kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị phê duyệt.
    * Đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm góp phần cải thiện hoạt động của công ty.
    * Xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty, nuôi dưỡng văn hoá công ty.
    * Tổ chức, kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ cũng như thay mặt công ty đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại.

    Nhiệm kỳ của giám đốc công ty

    * Giám đốc công ty cổ phần: không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
    * Giám đốc công ty TNHH một thành viên: không quá 5 năm.
    * Giám đốc công ty TNHH hai thành viên trở lên: có nhiệm kỳ là 5 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

    Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc công ty

    * Giám đốc công ty cổ phần: Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Tuyển dụng lao đồng, quyết định các vấn đề tiền lương và quyền lợi khác cho người lao động trong công ty, quản lý quy chế nội bộ công ty, kiến nghị các phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh,….
    * Giám đốc công ty TNHH: Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, trình báo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên, ký kết các hợp đồng, xây dựng phương án cơ cấu tổ chức công ty, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bổ nhiệm các chức doanh trong công ty,…
    * Giám đốc công ty hợp danh: Quản lý và điều hành các công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh, đại diện công ty tham gia các quan hệ pháp luật như là nguyên đơn, bị đơn trong các tranh chấp, triệu tập và tổ chức các cuộc họp hội đồng thành viên,…
    * Giám đốc doanh nghiệp tư nhân: Quyết định tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đại diện doanh nghiệp tham gia các quan hệ pháp luật. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính của công ty,…
    Ngoài các quyền và nghĩa vụ giám đốc thuê phải thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, họ còn có các quyền và nghĩa vụ khác phải thực hiện theo quy định tại hợp đồng lao động.

    Các trường hợp cách chức đối với Giám đốc công ty

    Cách chức giám đốc công ty trong các trường hợp sau:
    * Doanh nghiệp không bảo toàn được vốn theo quy định pháp luật;
    * Doanh nghiệp không hoàn thành các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hằng năm;
    * Không có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của doanh nghiệp;
    * Doanh nghiệp vi phạm pháp luật hoặc có hoạt động kinh doanh trái với quy định của pháp luật;
    * Vi phạm một trong số các nghĩa vụ của người quản lý;
    * Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
    * Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ. Hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của công ty để tư lợi. Hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
     

Chia sẻ trang này