Đường lây truyền chính của bệnh cúm gia cầm Sau khi ghi nhận 2 ca nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 và A/H9 tại Khánh Hòa và Tiền Giang trong tháng 3 và 4, Bộ Y tế nhận định nguy cơ còn xuất hiện thêm các ca nhiễm cúm gia cầm trên người. Trong tuần này, Bộ Y tế sẽ có hội nghị phòng chống dịch bệnh, sau khi đã phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến về phòng chống bệnh lây từ động vật sang người. Đường lây nhiễm sang người của cúm gia cầm CÁC BIỂU HIỆN CẦN CHÚ Ý Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Người bị cúm gia cầm thường có những dấu hiệu sau: sốt hoặc sốt cao đột ngột (trên 38 độ C); đau đầu, đau nhức cơ, ho khan, đau họng, mệt mỏi, có thể có tiêu chảy. Một số trường hợp có diễn biến rất nhanh gây khó thở, suy hô hấp. Người dân khi có biểu hiện giống cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở, phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Ca bệnh nghi nhiễm cúm gia cầm là các trường hợp đi vào vùng dịch tễ hoặc sống trong vùng dịch tễ có ca bệnh cúm gia cầm; tiếp xúc gần với gia cầm và một số loài chim bị bệnh (nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn tiết canh, thịt gia cầm bị bệnh chưa nấu chín); tiếp xúc gần với người bệnh nghi ngờ, hoặc đã xác định mắc cúm gia cầm. Theo Bộ Y tế, bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. https://thanhnien.vn/duong-lay-truyen-chinh-cua-benh-cum-gia-cam-185240408191128842.htm