Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Dùng ChatGPT để tạo biểu đồ và phân tích như thế nào

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 7/7/23.

  1. 7/7/23 lúc 14:55

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,480
    Được thích:
    7,679
    ChatGPT ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công việc


    Cuốn sách là quá trình khảo sát kết quả nội dung ChatGPT tạo ra bằng các gợi ý của con người. Thông qua cuốn sách, độc giả có thể nhận diện được nội dung của trí tuệ nhân tạo cũng như công cụ và kiến thức căn bản để tận dụng phần mềm này. Một số chỉ dẫn của tác giả trong cuốn sách có thể giúp bạn đọc phần nào hiểu về cách ChatGPT đang được ứng dụng trong đời sống.

    Dùng ChatGPT để tạo biểu đồ và phân tích như thế nào

    Trực quan hóa dữ liệu và rút ra thông tin chuyên sâu là nhiệm vụ quan trọng của mọi dự án nghiên cứu. Giờ đây, ChatGPT có thể hỗ trợ việc đó.


    [​IMG]

    Ảnh minh họa. Nguồn: Machine Learning.
    Một tính năng quan trọng của ChatGPT là khả năng giải thích dữ liệu bằng ngôn ngữ tự nhiên. Điều này cho phép người điều hành hiểu dữ liệu ở một định dạng dễ đọc hơn, giúp họ dễ dàng truyền đạt thông tin chuyên sâu cho người khác.

    Ví dụ: Nếu một vị giám đốc đang phân tích dữ liệu về xu hướng bán hàng, ChatGPT có thể tạo ra phần giải thích bằng ngôn ngữ tự nhiên cho dữ liệu, chẳng hạn "Doanh số đã tăng 20% trong quý vừa qua, với mức tăng trưởng lớn nhất đến từ kênh bán hàng trực tuyến của chúng ta".

    Ngoài việc trực quan hóa dữ liệu, ChatGPT cũng có thể được sử dụng để rút ra thông tin chuyên sâu. Một trong những lợi ích chính khi sử dụng ChatGPT cho nhiệm vụ này là nó có khả năng phân tích một lượng lớn dữ liệu và trích xuất ra những thông tin chuyên sâu mà con người khó xác định.

    Ví dụ: Nếu một vị giám đốc cần phân tích dữ liệu về hành vi của khán giả, ChatGPT có thể phân tích dữ liệu, cũng như xác định các khuôn mẫu và xu hướng hành vi mà vị giám đốc đó có thể đã bỏ sót.

    Để sử dụng ChatGPT nhằm trực quan hóa dữ liệu và rút ra thông tin chuyên sâu, người điều phối có thể cung cấp cho mô hình một bộ dữ liệu và một bộ nguyên tắc. Bộ nguyên tắc có thể bao gồm hướng dẫn về kiểu hình ảnh trực quan cần tạo, thông tin chuyên sâu cần trích xuất và cách định dạng thông tin.

    Ví dụ: Tạo biểu đồ cột theo định dạng văn bản, hiển thị số lượng khán giả theo nhóm tuổi. Trích xuất thông tin chuyên sâu xác định nhóm tuổi nào có nhiều khán giả nhất và nhóm tuổi nào có ít khán giả nhất. Định dạng thông tin đầu ra bằng ngôn ngữ tự nhiên. Sử dụng tập dữ liệu sau về khách truy cập trang web của tôi [tập dữ liệu].

    Phản hồi của ChatGPT như sau:

    Đây là biểu đồ cột ở định dạng văn bản, hiển thị số lượng khán giả theo nhóm tuổi.

    Nhóm tuổi - Số lượng khán giả

    24-18 : 2.500
    35-24 : 3.500
    35-44 : 4.000
    55-64 : 4.500
    65-74 : 1.500
    75-80 : 1.000


    Qua số liệu có thể thấy nhóm tuổi có nhiều khán giả nhất là 55-64 với 4.500 người. Nhóm tuổi có ít khán giả nhất là 75-80, chỉ 1.000 người. Nhóm tuổi có số lượng khán giả cao thứ hai là 35-44 với 4.000 người.

    ChatGPT chỉ có thể tạo đầu ra trực quan ở định dạng văn bản. Tuy nhiên, bạn có thể lấy đầu ra ở định dạng này để nhập vào phần mềm vẽ đồ thị, từ đó thể hiện thông tin một cách trực quan cho khán giả.

    https://zingnews.vn/dung-chatgpt-de-tao-bieu-do-va-phan-tich-nhu-nao-post1445626.html
     

Chia sẻ trang này