Đinh lăng – “nhâm sâm của người nghèo” mà ít ai biết để tận dụng Đinh lăng - "nhâm sâm của người nghèo" mà ít ai biết để tận dụng, nhớ tìm hiểu ngay để tận dụng. Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, hạ thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú. Trong rễ đinh lăng có chứa saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Một số bài thuốc hay từ cây đinh lăng - Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. - Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8gr, củ xương bồ 6gr; Gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng. - Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gr lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau. - Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. - Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30gr, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây. - Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30 – 40gr. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống khi còn nóng. – Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12gr; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8gr; sa nhân 6gr. Sắc uống ngày 1 thang. - Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12gr; nhân trần 20gr; ý dĩ 16gr; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12gr; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8gr. Sắc uống ngày 1 thang. Theo Khoevadep
– Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12gr; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8gr; sa nhân 6gr. Sắc uống ngày 1 thang.
chỗ Nghĩa Đàn, có 1 thằng làm địa chính xã. Từ trước năm ngoài ngâm mấy hũ cho vui,kiểu sưu tầm, sau đăng lên facebook bán cho vui. hơn 1 năm mua oto đi giao hàng, hũ rẻ nhát 1 triệu.Giờ nó như có 1 hũ nghe nói là to nhất VIệt Nam. Nó tìm và thu mua rồi thuê người khắc Phúc Lộc Thọ rồi rắn hổ mang các kiểu.Hôm tết là kín người mua đi biếu.Mới có hơn năm mà đã giàu
Địa chính xã nó ăn mấy lô đất mới được như thế đấy bác ơi. Bán rượu chỉ là bình phong thôi che mắt thiên hạ, bác ngây thơ quá
Cảm ơn bạn đã viết bài nhưng bài này chỉ ở mức giới thiệu thôi. Thực ra Đinh Lăng có hơn rất nhiều loại mỗi loại có dược tính nhiều ít khác nhau. Bản thân mình thì biết dc 6 loại. sẵn đây chia sẻ anh em 1 bài thuốc thực tế về cây đinh lăng chuyên trị và rất hiệu quả đối với bệnh xương khơp, đen khớp, viêm khớp, đau nhức, hậu thoát vị đĩa đệm( thoát vị đĩa đệm đã đi phẩu thuật, về nhà ăn dưởng) - Cây đinh lăng tìm loại lá to như lá cây cần tàu: dùng phần lá, đọt non 1 kg tươi: - Cây vú sữa đất 1kg tươi dùng 2 loại này phơi trong nắng tốt cho héo gần khô, ngâm chung với 2 lít rượ ngon, ngâm 2 tuần thì dùng dc, ngày 2 lần sang tối, mỗi lần 1 chung. dùng 1 tuần sẻ thấy kết quả rỏ rệch. Thân ái!