Đăng ký thành lập công ty/thành lập doanh nghiệp là một trong những điều kiện tất yếu để thực hiện việc kinh doanh một cách hợp pháp đúng quy định pháp luật. Khi đăng ký kinh doanh cần lưu ý đến những điều kiện để tránh tình trạng hồ sơ đề nghị không được xét duyệt như: ngành nghề kinh doanh, tên doanh nghiệp, địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp,... Hiểu được vấn đề đó, Kế Toán Tín Việt chia sẻ dưới bài viết dưới đây về địa chỉ đăng ký kinh doanh giúp quý khách nắm rõ. Thế nào địa chỉ đăng ký kinh doanh? Hiện nay không còn khái niệm đăng ký kinh doanh mà thay thế bằng đăng ký doanh nghiệp. Nên có thể hiểu địa chỉ đăng ký kinh doanh là địa chỉ đăng ký thành lập doanh nghiệp - nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Cách đặt địa chỉ doanh nghiệp Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Doanh nghiệp thành lập và hoạt động phải có trụ sở chính. Việc lựa chọn trụ sở chính cho doanh nghiệp là một trong những vấn đề các cá nhân, tổ chức cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp. Không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể Căn cứ điều 3, điều 6 Luật nhà ở năm 2014; Công văn số 2544/BXD-QLN của Bộ xây dựng về việc quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành ngày 19/11/2009 thì doanh nghiệp không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.