Deepfake, công nghệ đầy nguy hiểm và cách nhận biết Công nghệ deepfake đang được chú ý khá nhiều trong thời gian gần đây, khi có một số trường hợp kẻ xấu sử dụng nó để gọi video call lừa tiền người khác. Deepfake là công nghệ mô phỏng hình ảnh khuôn mặt con người, được đặt tên theo cụm từ được kết hợp giữa “deep learning” (máy học) và “fake” (giả). Công nghệ này có thể tạo ra các sản phẩm âm thanh, hình ảnh hoặc thậm chí là cả video giả, nhờ vào trí tuệ nhân tạo tinh vi. Cách thức hoạt động của deepfake Cách thức hoạt động của deepfake liên quan đến quá trình "học" của trí tuệ nhân tạo. Với công nghệ máy học, hình ảnh khuôn mặt của một số đối tượng nhất định sẽ được thay thế hoàn toàn bằng khuôn mặt của một người khác. Nguyên lý cho khả năng này là ảnh nén của một người được đưa vào bộ giải mã của người khác. Bộ giải mã sau đó tái tạo lại khuôn mặt của một người với biểu cảm và hướng khuôn mặt của người khác. Quá trình này được thực hiện liên tục, chi tiết đến khi cho ra sản phẩm “thật” nhất. Làm thế nào để phát hiện ra deepfake? Việc phát hiện deepfake sẽ ngày trở nên khó khăn hơn, khi công nghệ đằng sau nó cũng được cải thiện theo thời gian. Vào năm 2018, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra rằng khuôn mặt do deepfake tạo ra sẽ không chớp mắt bình thường. Không có gì ngạc nhiên khi phần lớn các hình ảnh được sử dụng để đào tạo AI đều cho thấy mọi người đang mở mắt. Vì vậy, các thuật toán AI không có nhiều thông tin về hành động chớp mắt của con người. Ban đầu, đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất để nhận diện hình ảnh giả do deepfake tạo ra. Nhưng ngay sau khi nghiên cứu được công bố, hình ảnh trong các video deepfake đã bắt đầu biết chớp mắt. Đó là bản chất của công nghệ: Ngay khi một điểm yếu bị tiết lộ, nó sẽ được khắc phục. Các loại video từ AI với công nghệ deepfake chất lượng kém sẽ dễ bị phát hiện hơn. Với các loại AI deepfake này, hoạt động cơ mặt sẽ không tốt hoặc có màu da loang lổ. Bên cạnh đó, có thể có hiện tượng nhấp nháy xung quanh các cạnh của khuôn mặt. Các chi tiết nhỏ, chẳng hạn như tóc, sẽ rất khó để được hiển thị tốt, dễ mất các sợi ở rìa. Đồ trang sức và răng, cũng như các hiệu ứng ánh sáng do deepfake làm ra sẽ dễ bị sai, chẳng hạn như ánh sáng và phản xạ không nhất quán trên mống mắt. Đề phòng bị lừa bởi công nghệ deepfake Với thủ đoạn sử dụng công nghệ deepfake để lừa đảo bằng các cuộc gọi video, người dùng internet cần luôn chuẩn bị, đề phòng để tránh trở thành nạn nhân của kẻ lừa đảo. Người dùng cần để ý kỹ các chi tiết trong video, thông thường, các cuộc gọi video call sử dụng deepfake sẽ có chất lượng không ổn định, giật lag. Hình ảnh và âm thanh của chúng cũng sẽ không rõ ràng. Khi nhận được cuộc gọi video nghi ngờ là sử dụng deepfake, người dùng cần bình tĩnh kiểm tra thông tin. Tốt nhất là tìm cách liên lạc trực tiếp với chủ tài khoản vừa gọi video để xác nhận thông tin. Người dùng mạng xã hội cũng nên hạn chế đăng tải hình ảnh, video có tiếng nói và khuôn mặt của mình lên mạng xã hội để tránh bị lợi dụng trong các vụ lừa đảo của kẻ xấu. Cùng với đó, tránh bấm vào các đường link không rõ nguồn gốc, đáng nghi ngờ để giảm thiểu khả năng bị hack tài khoản.
giờ nhìn mấy con AI nó vẽ ảnh khỏa thân ảnh séc thì biết tương lai sẽ kinh khung như nào. vớ vẩn ae ta đc xem phim séc của chính mình ấy chứ