Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Deal và cách chốt đơn hoàn hảo trong kinh doanh

Thảo luận trong 'ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH - ĐIỆN GIA DỤNG.' bắt đầu bởi hanhnguyenee, 6/12/23.

  1. Người gửi:

    hanhnguyenee (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    50,000 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    028 7303 0800 Click để xem
  7. Zalo:

    Chưa có
  8. Địa chỉ:

    60a trường sơn (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 6/12/23, 0 Trả lời, 698 Đọc
  1. 6/12/23 lúc 17:19

    hanhnguyenee

    Junior Member

    hanhnguyenee
    Tham gia:
    13/10/22
    Bài viết:
    66
    Được thích:
    0
    Trước khi đàm phán và thương lượng, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm "deal." Bài viết sẽ định nghĩa cụ thể và phân tích các dạng thương lượng phổ biến trong kinh doanh, giúp bạn nắm bắt bức tranh toàn diện về deal.

    [​IMG]
    Deal là gì?

    Các bạn trẻ chắc ai cũng hiểu cách dùng từ trong tiếng Anh, mỗi trường hợp khác nhau thì 1 từ lại cho ý nghĩa khác nhau. Cũng như nhiều từ tiếng Anh khác, deal cũng được dùng trong nhiều trường hợp với những ý nghĩa không liên quan lắm.
    Đơn cử như khi được sử dụng như một danh từ thì deal có nghĩa là tấm ván gỗ, gỗ thông (gỗ tùng), số lượng (dùng trong các câu so sánh hơn), chia bài, thỏa thuận mua bán, sự giao dịch…
    Còn nếu sử dụng như ngoại động từ thì deal có nghĩa là phân phối (phân phát), ban cho, nện cho...
    Deal khi dùng như một nội động từ thì có nhiều nghĩa khác nhau tùy theo cách dùng. Nếu dùng với nghĩa thông thường thì deal có nghĩa là có quan hệ, giao du, giao thiệp, đi lại với ai đó.
    Trong thương mại, kinh doanh, bán hàng đa kênh thì deal có nghĩa là buôn bán, giao dịch, đối phó, giải quyết hoặc đối đãi, đối xử…
    Deal trong những từ chúng ta vẫn thường nghe có nghĩa gì?

    Trên mạng xã hội gần đây xuất hiện rất nhiều từ như săn deal, hàng deal, big deal, deal lương… Thật sự nếu không tìm hiểu chắc rất khó để biết những người bạn trong không gian mạng của chúng ta đang nói về cái gì nữa! Và đương nhiên, chúng ta không thể để mình bị "upload" kém được. Thế nên hãy cùng xem nghĩa của các từ liên quan đến deal thông dụng nhất đang được sử dụng rần rần trên mạng xã hội là gì nhé!
    Hàng deal

    Trong mua bán, deal được sử dụng với nghĩa thỏa thuận, khuyến mại. Chính vì vậy, hàng deal là hàng được bán với mức giá thấp hơn giá thực tế của sản phẩm đó. Đương nhiên hàng deal thì chất lượng vẫn tốt nên nó vẫn là sự lựa chọn của rất nhiều người.
    Săn deal

    Thường thì các công ty hay dùng deal để quảng cáo sản phẩm, đưa sản phẩm đến khách hàng bằng cách giảm giá sâu. Khi dùng deal, các sản phẩm sẽ được giảm giá rất nhiều so với giá gốc. Thế nên, săn deal là săn hàng khuyến mại, chờ khi sản phẩm giảm giá thì mua.
    Hiện nay, các bạn trẻ thường ấn theo dõi shop chờ có khuyến mại khi bán hàng trên mạng xã hội hoặc săn deal trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, lazada, tiki… Các bạn ấy sẽ săn xem mặt hàng mình cần mua khi nào có khuyến mại hấp dẫn sẽ canh để chốt đơn mua hàng, đấy chính là săn deal.
    Big deal

    Từ này chỉ mức khuyến mại lớn, giá của sản phẩm khi đó giảm rất sâu so với giá gốc. Thế nên, khi nghe nói đến big deal thì không tín đồ mua sắm nào có thể hờ hững mà lướt qua được.
    Sức hút của từ này đối với các "con chiên" mua sắm lớn đến nỗi một khi đã nhìn thấy big deal thì dù không có nhu cầu mua gì cũng phải lượn vào xem xét. Còn đối với người có nhu cầu mua sắm mà gặp đúng big deal thì không khác gì "được độ".
    Chốt deal

    Từ này thì không còn xa lạ với các tín đồ mua sắm nữa. Hiểu đơn giản là việc thống nhất giữa người mua và người bán trong một giao dịch.
    Nếu bạn thấy một ai đó khoe trên mạng là "chốt deal thành công" nghĩa là người đó đã bán/mua xong một giao dịch nào đó. Ví dụ như người bán ôtô chốt deal thành công là khi họ đã thuyết phục được khách hàng đồng ý mua xe và đặt cọc tiền.
    Tuyệt chiêu chốt deal "bất bại" từ chuyên gia

    Với dân sales thì việc chốt được đơn hàng giống như vớ được vàng vì với họ nó chính là "nguồn sống". Bất kì ai làm sales cũng mong chốt được càng nhiều đơn càng tốt nhưng không phải ai cũng nắm được kỹ năng chốt deal hiệu quả. Cùng học theo bí quyết nhé!
    Nếu dân sales muốn khách hàng không thể từ chối cần áp dụng các bước: Rọi đèn, kê gối, 3F, chốt hạ.
    Rọi đèn

    Nhiều khách hàng có xu hướng ngại ra quyết định, vì vậy dân sales có thể sử dụng kỹ thuật rọi đèn, giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân phía sau việc từ chối chốt đơn hàng. Nếu khách hàng đưa ra câu hỏi đầu tiên, dân sales giải đáp ngay lập tức, họ sẽ tiếp tục đưa ra câu hỏi thứ hai và cứ tiếp diễn như vậy, cuộc nói chuyện chuyển 2 bên sang thế đối kháng.

    Vì vậy với kỹ thuật đầu tiên này, bà Bích khuyên dân sales không nên trả lời câu hỏi ngay mà hỏi lại như sau: "Đó có phải là lý do duy nhất hiện nay anh/chị chưa ký hợp đồng không ạ?".
    ►►► Xem thêm: Cách tính phần trăm giảm giá trong kinh doanh
    Kê gối

    Với câu hỏi rọi đèn phía trên, khách hàng sẽ đưa ra tất cả các thắc mắc để sales từ từ giải quyết. Đến kỹ thuật này, việc sales cần làm trước hết là đồng tình với nhận định của khách hàng. Ví dụ: "Công ty của bạn mới quá chúng tôi không biết"; sales có thể trả lời "vâng, em đồng ý làm việc với công ty uy tín là điều rất quan trọng".
    Hay khách hàng băn khoăn: "Sao sản phẩm đắt thế", sales đáp lại "vâng, giá cả sản phẩm là một yếu tố quan trọng" hay "em đồng ý sử dụng ngân sách hiệu quả là điều quan trọng".
    3F

    Kỹ thuật 3F là viết tắc 3 chữ cái trong tiếng Anh: Feel (cảm thấy), felt (đã từng cảm thấy), found (nhận ra). Sau khi đứng về phía khách hàng và tạo được sự đồng tình, sales tiếp tục sử dụng kỹ thuật 3F để tăng tính thuyết phục.
    Ví dụ: Em có thể hiểu vì sao anh cảm thấy sản phẩm có giá cao hơn mong đợi. Trước đây anh CEO X đã cảm thấy như thế, nhưng sau khi sử dụng anh ấy nhận ra giá trị thu được xứng đáng với phí bỏ ra lúc đầu.
    Chốt sales

    Ở bước cuối cùng này, kỹ thuật đầu tiên áp dụng là boomerang, để khách hàng hiểu dân sales đang xử lý băn khoăn giúp họ: "Đó chính là lý do tại sao nhiều người lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bên em".
    Sau đó, dân sales có thể sử dụng tiếp kỹ thuật benefit option (đưa lựa chọn) để chốt một cuộc gặp mặt, tham gia hội thảo hoặc chốt hợp đồng. Ví dụ: "Anh/chị muốn tham hội thảo bên em vào thứ 7 tuần này hay thứ 7 tuần sau". Hoặc "với hợp đồng thế này, anh muốn bên em ký trước, điền thông tin giúp anh/chị rồi gửi lại cho anh/chị hay anh/chị ký trước rồi gửi cho em". Hoặc "anh muốn chuyển khoản hay thanh toán tiền mặt luôn bây giờ".

    Sau khi đọc bài viết, độc giả sẽ nhận được lời khuyên về các bước hành động ngay để đạt được một deal thành công trong kinh doanh của họ.
     

Chia sẻ trang này