Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Đãi vàng từ rác điện tử biến thành trào lưu trên mạng xã hội

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 17/12/22.

  1. 17/12/22 lúc 09:39

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,772
    Được thích:
    7,810
    Đãi vàng từ rác điện tử biến thành trào lưu trên mạng xã hội

    Có vàng trong điện thoại của bạn, nhưng việc tái chế chúng thực sự đáng giá bao nhiêu?

    “Mua 50 chiếc điện thoại đã qua sử dụng với giá 150 nhân dân tệ (khoảng 21 USD) và tháo bảng mạch của chúng. Đổ bột phân tách vào. Sau đó, thêm nước nóng, tiếp theo là chất để điều chỉnh độ pH của dung dịch trước khi nhúng dây kẽm vào để hấp thụ…”, vloger có tên Dalei mô tả “thí nghiệm kỳ diệu” này trong video ngắn của mình.

    Ba giờ sau cùng với sự trợ giúp của súng xịt áp lực cao, vàng lấy từ tất cả 50 bảng mạch đã được biến thành một khối nhỏ bằng hạt đậu, nặng 0,5 gam.

    Đây chỉ là một ví dụ ngắn về các video có nội dung liên quan tới luyện vàng từ phế liệu điện tử đang lan truyền trên các mạng xã hội ở Trung Quốc. Các khóa học và bộ công cụ thực hành đi kèm đã bắt đầu xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử. Những video lan truyền này đã và đang âm thầm tạo ra một làn sóng “khai thác vàng tại nhà”.

    Dalei là một vlogger, anh thường xuyên thực hiện các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận nhỏ trong các video của mình. Đãi vàng là nội dung thu hút mới nổi nhất của anh.

    Năm ngoái, một người bạn đã kể cho anh nghe về việc có hai anh em sống ở Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, làm công việc này để kiếm sống. Họ điều hành một xưởng nhỏ, kinh doanh đồ tái chế và kiếm được tới 400.000 nhân dân tệ (khoảng 1,3 tỷ đồng) mỗi năm.

    Sau đó, Dalei làm các video về quá trình khai thác vàng và nó nhanh chóng thu hút được rất nhiều lượt xem. Nhận ra sức hấp dẫn vốn có của việc lấy vàng từ rác, anh đã đăng nhiều video hơn, chẳng hạn như lấy vàng mạ từ vật trang trí trên mui xe Rolls Royce. Sau đó, anh chuyển sang thử nghiệm các thiết bị điện tử khác ngoài linh kiện điện thoại.

    Một số vlogger cũng học theo, thậm chí bán vàng tinh chế của họ tại một cửa hàng vàng để chứng minh độ tinh khiết của nó. Các công cụ và hướng dẫn việc tinh chế - thường được bán với giá vài trăm nhân dân tệ - bao gồm nhiều loại thuốc thử, súng phun, cốc có mỏ, cân điện tử, máy trộn và video hướng dẫn bắt đầu xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử.

    [​IMG]
    Rác thải điện tử vẫn chứa nhiều kim loại quý.

    Những kỹ thuật này hoạt động và tương đối đơn giản. Hầu hết các thiết bị điện tử thường chứa các kim loại quý, có độ tinh khiết cao như vàng, bạc, bạch kim và paladi. Một thử nghiệm vào năm 2014 khi tinh chế một tấn máy tính đã qua sử dụng đã thu được 1.000 gam bạc, 150 gam đồng và gần 2.000 gam các kim loại quý hiếm khác. Bên cạnh đó, một tấn điện thoại đã qua sử dụng thu được 400 gam vàng, 2.300 gam bạc và 172 gam đồng.

    Các huy chương cho Thế vận hội Tokyo 2021 cũng được làm từ kim loại quý có trong điện thoại tái chế và đồ gia dụng nhỏ. Ban tổ chức Thế vận hội Tokyo đã bắt đầu tái chế 28 loại thiết bị điện tử vào năm 2017 và cuối cùng thu được khoảng 79.000 tấn chất thải điện tử, từ đó chiết tách ra 32 kg vàng, 3.500 kg bạc và 2.200 kg đồng.

    Còn tại Trung Quốc, trong bất kỳ câu chuyện nào về ngành tái chế rác thải điện tử đều phải nhắc đến thị trấn Guiyu ở tỉnh Quảng Đông. Từ nửa đầu thế kỷ 20, người dân địa phương ở Guiyu đã kiếm sống bằng cách lang thang khắp các khu vực để mua và bán kim loại.

    Từ những năm 1980, Guiyu tiếp tục phát triển ngành tái chế rác thải điện tử. Cuối cùng, nó đã trở thành ngành công nghiệp chủ chốt của nơi đây, mang lại cho nó danh tiếng là “thủ phủ xử lý rác thải điện tử của Trung Quốc”. Năm 2010, thị trấn đã tái chế và xử lý 2,2 triệu tấn rác thải điện tử từ các thiết bị gia dụng, phần cứng và nhựa, với tổng giá trị 5 tỷ nhân dân tệ. Vào thời kỳ đỉnh cao, có hơn 100.000 người làm việc với rác thải điện tử. Một xưởng tái chế tư nhân thậm chí có thể kiếm được một triệu nhân dân tệ mỗi năm.

    Bắt đầu với việc thu mua, từng bước một các thành phần chuỗi cung ứng trong ngành này đã được thiết lập rõ ràng. Các bộ phận bằng nhựa được bán cho các nhà máy nhựa gần đó, trong khi các bảng mạch có giá trị hơn được tháo dỡ để lấy các bộ phận. Chip, tụ điện và điốt có thể tái sử dụng sẽ được bán cho các nhà phân phối linh kiện điện tử để tân trang lại.

    Phần còn lại của bảng mạch sau đó được tinh chế để lấy kim loại quý. Đồng, thiếc và các kim loại khác được nấu chảy bằng mỏ hàn điện, trong khi vàng được rửa sạch bằng axit mạnh trong một quy trình gọi là “rửa vàng”. Phần này của quy trình thường là trọng tâm của các video ngắn trên mạng xã hội, sau đó là quy trình thanh lọc.

    [​IMG]
    Kim loại quý có thể thu về từ rác thải điện tử, nhưng cái giá phải trả khá đắt.

    “Nó dễ hơn là nấu một ít khoai tây vụn”, Dalei mô tả. “Nhưng tôi chắc chắn không khuyến nghị làm nó như một nghề nghiệp.”

    Đãi vàng từ chất thải điện tử không phức tạp về mặt kỹ thuật, nhưng thường dẫn đến các vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng. Ví dụ, ở Guiyu, hầu hết các xưởng gia đình được sử dụng để tinh chế vàng thông qua các phương pháp thô sơ như đốt hoặc sử dụng axit. Sau đó, họ sẽ thải chất thải độc hại ra môi trường xung quanh, khiến lượng kim loại nặng dư thừa tích tụ trong nước và đất. Nhiều người dân địa phương sau khi có tiền đã chuyển đi sống ở nơi khác. Ngày nay, chính quyền đã ban hành những nỗ lực toàn diện để khắc phục tình trạng ô nhiễm và đưa ra các lựa chọn nghề nghiệp khác cho dân cư.

    Vào tháng 1 năm 2011, Trung Quốc đã ban hành “Quy định về Quản lý Thu hồi và Xử lý Chất thải Điện và Sản phẩm Điện tử”. Guiyu sau đó đã cấm buôn bán chất thải điện tử. Kể từ tháng 1 năm 2021, Trung Quốc cũng đã cấm tất cả hoạt động nhập khẩu chất thải rắn.

    Dalei cũng đề cập đến việc các vlogger thường bỏ qua cách họ xả phế phẩm sau khi luyện vàng. “Mặc dù số lượng rất ít, nhưng việc tinh chế vàng tại nhà về mặt kỹ thuật là bất hợp pháp do các vấn đề ô nhiễm”, anh giải thích. “Ví dụ như trong các video của tôi, chất thải được đưa đến khu vực của chính quyền địa phương để xử lý. Thông thường, bạn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và tiến hành tinh chế tại một địa điểm được chỉ định.”

    Hai anh em ở Cáp Nhĩ Tân cũng có sự liên kết với một nhà máy được cấp phép, cho phép họ tiếp cận hợp pháp các cơ sở xử lý chất thải được chỉ định.

    [​IMG]
    Các video về tinh chế vàng thường thu hút nhiều sự quan tâm trên các mạng xã hội.

    Về cơ bản, tỷ suất lợi nhuận của việc đãi vàng từ linh kiện điện tử tương đối thấp. Nửa gram vàng mà Dalei khai thác được, có giá trị thị trường là 190 nhân dân tệ, cho phép anh có khoản lãi ròng 40 nhân dân tệ. Nhưng con số này chưa bao gồm nhân công hay các chi phí thuốc thử và dụng cụ.

    “Kỹ thuật này đơn giản, nhưng chỉ thế thôi là chưa đủ. Điều quan trọng nhất là thu được rác thải điện tử với giá đủ thấp”, Dalei nói. “Việc này làm khó hơn là nói. Đó không phải là điều bạn có thể làm chỉ vì bạn quen biết ai đó trong ngành.”

    Nhưng chính việc bán thuốc thử và các công cụ cần thiết cho quá trình này mới là điều có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với chính việc tinh chế vàng. Một chuyên gia kỹ thuật hóa học cho biết bộ công cụ này thường được bán trực tuyến với giá khoảng 600 nhân dân tệ, trong khi chi phí sản xuất thực tế chưa đến 100 nhân dân tệ. Điều này khiến nhiều người nhớ đến câu ngạn ngữ quen thuộc về những cơn sốt vàng trong quá khứ: “Khi có cơn sốt vàng, hãy bán cuốc và xẻng.”

    Khai thác vàng theo cách cổ điển này từ lâu đã dần bị mai một trong sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, nó đã thu hút được sự quan tâm mới trên mạng Internet khi mọi người tìm ra một cách mới để “làm giàu”.

    Như vlogger Dalei hay nói: “Khái niệm 'tinh luyện vàng' luôn thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người.”

    Tham khảo Sixthtone, Bilibili
     
    Nguyễn Nam 368 thích bài này.

Chia sẻ trang này