Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Đặc điểm và kĩ thuật trồng xoài tứ quý

Thảo luận trong 'CÂY KIỂNG-ĐỒ GỖ-ĐÁ-CHIM,THÚ NUÔI.' bắt đầu bởi caygiong212, 4/4/23.

  1. Người gửi:

    caygiong212 (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Like new (90-99%)
  4. Giá mong muốn:

    50,000 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    0973401793 Click để xem
  7. Zalo:

  8. Địa chỉ:

    gia lâm hà nội (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 4/4/23, 0 Trả lời, 283 Đọc
  1. 4/4/23 lúc 07:46

    caygiong212

    Crazy Poster

    caygiong212
    Tham gia:
    3/12/20
    Bài viết:
    347
    Được thích:
    0
    * Đặc điểm: cây giống và trái
    - Cây giống xoài tứ quý dễ ra hoa & quả, trái to từ 1kg-2kg. Trái chín có màu vàng nhạt.
    - Vị trái ngọt, chua, giòn khi ăn sống.
    - Trái ra quanh năm, không theo mùa. Cây hiếm sâu bệnh, đặc biệt ít khi bị sâu đục thân như những giống xoài khác
    - Cây giống xoài tứ quý trồng 15-18 tháng sẽ ra trái. Giống này khả năng chống chịu tốt, chịu được phèn, mặn, và khô hạn.
    - Xoài tứ quí trồng chậu được, đường kính chậu tối thiểu để trồng xoài tứ quý từ 0,6m . Cây có thể cắt bớt chiều cao để dưỡng thân và tàn.
    [​IMG]
    * Kĩ thuật trồng
    1. Làm đất:
    - Lên liếp: cao 0,5 – 0,8 m, rộng 7m. Riêng ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đất thấp và có nhiều sét, dễ bị ngập úng nên phải trồng cây trên các mô đất, đường kính mô từ 60-80 cm, cao 30-60 cm. Đất dùng làm mô có thể là đất bãi bồi ven sông, đất ruộng hoặc đất vườn cây ăn trái trộn với phân chuồng, tro trấu theo tỉ lệ 1:1 đất + 1 phân chuồng + 1 tro trấu. Ngoài ra ta cần bón lót thêm 200-300g phân 16-16-8 trên mỗi hốc ở dưới và xung quanh bầu cây. Sau đó mỗi năm đấp mô rộng thêm ra một tí tùy theo sự phát triển của rễ.
    - Khoảng cách trồng: vì cây giống xoài tứ quý là giống cây có khả năng sống rất lâu (từ 30 –50 năm), đồng thời xoài rất ưa sáng và cho trái ở ngoài tán cây vì vậy không nên trồng quá dày. Thông thường có thể trồng thưa (cách khoảng 8m x 8m, hoặc 10m x 10m) hoặc trong điều kiện thâm canh có thể trồng dày hơn một ít với khoảng cách trồng 6 x 6m tuy nhiên cần phải có biện pháp cắt tỉa, tạo hình ngay từ đầu để cây nhận được ánh sáng tốt nhất thì mới có thể cho năng suất cao.
    Có thể trồng cây giống xoài tứ quý xen với các cây họ đầu như đậu nành, đậu xanh, các loại rau màu để lấy mau có vốn xoay sở cho việc trồng xoài lâu dài.
    [​IMG]
    1. Bón phân:
    -Phân bón là một yếu tố rất quan trọng sẽ ảnh hưởng đến việc cho trái trong các năm của xoài tứ quý. Nếu thiếu phân bón và tưới nước trong mùa khô thì xoài sẽ ra hoa ít hơn và rụng nhiều hơn (năm thất mùa). Lượng phân bón tuỳ theo tuổi của cây, đất đai, tình trạng sinh trưởng của cây. Thông thường thì ta có thể bón phân như sau:
    - 2 năm đầu: đào khoảng 4 – 5 lỗ xung quanh và cách gốc theo hình chiếu của tán cây xoài, bón phân và lấp đất, số lần bón chia làm 2 đợt/năm (tháng 4-5 và tháng 11 dl). Bón 150 – 300g phân 16 – 16 – 8 và 100 – 200g Ure/cây/năm hoặc hãy pha 1 muỗng canh phân 16 – 16 – 8 với nửa muỗng canh ure/thùng 10 lít, tưới vào gốc (5 – 6 gốc/thùng) trong định kỳ 30 ngày/lần.
    - Cây 6 – 8 năm tuổi cần bón nhiều phân để có được sản lượng cao. Hãy bón theo công thức 1,09 – 0,9 – 0,96 kg N – P – K / cây/ năm. Ta chia làm 3 đợt bón như sau:
    + Sau khi thu hoạch: bón 550 – 300 – 240g N – P – K / cây/ năm (phân urê 1,2 kg/cây/năm, Lân Long Thành 2,3 kg/cây/năm, clorua kali 0,4 kg/cây/năm)
    + Trước khi xử lý ra hoa đúng 30 ngày, hãy bón theo công thức 180 – 300 – 240 g N – P – K / cây/ năm (phân ure 0,4 kg/cây/năm, Lân Long Thành 2,3 kg/cây/năm, clorua kali 0,4 kg/cây/năm).
    + Sau khi đậu trái khoản 2 tuần hay bón 360 – 300 – 480 g N – P – K / cây/ năm (phân 20 – 20 – 15: 1,5 kg/cây/năm, clorua kali 425 g/cây/năm, ure 130 g/cây/năm).
    [​IMG]
    1. Tưới nước :
    Cây giống xoài tứ quý là giống cây chịu hạn nhưng việc tưới nước vẫn có sự ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và cho ra các lá non của cây. Lúc ra hoa cây cần có thời gian khô hạn khoảng 2 đến 3 tháng, thời kỳ này gọi là giai đoạn nghỉ ngắn để cây phân hoá mầm hoa. Sau thời kỳ khô hạn này cây cần nước để cho bông, trái phát triển, vào thời điểm này thì lượng nước cũng góp phần quan trọng quyết định đến năng suất và phẩm chất trái của cây.
    1. Tỉa cành tạo tán:
    Tỉa cành, tạo tán là bước chăm sóc quan trọng không kém không thể thiếu trong canh tác xoài tứ quý hàng hoá; cần thực hiện sớm, ngay từ đầu. Do ưu thế của chồi ngọn nên các chồi bên phát triển kém. Hãy bấm ngọn cây sau 1 năm tuổi (khoảng 3 – 4 lần ra đọt) ở những vị trí cách mặt đất khoảng 0,6 – 1 m để có thêm nhiều chồi bên.
    Sau khi cắt ngọn, cây sẽ ra thêm nhiều chồi, ta chỉ giữ lại từ 3 – 4 chồi mọc theo những hướng đều nhau. Vị trí phân cành của cả 3 cành không ở cùng một điểm xuất phát từ thân chính là tốt nhất. Còn đối với các loại xoài giống có cành mọc thẳng đứng, ta hãy buộc vật nặng nào đó trên cành, để làm cho cành mọc ngang ra. Khi cành ngang sẽ có khoảng 2 – 3 lần ra đọt, hãy tiếp tục bấm ngọn cành này.
    Chú ý: cần giữ lại từ 3 đến 4 chồi mọc theo các hướng tạo sự cân đối cho tán cây.
    Cắt tỉa cũng phải được thực hiện thường xuyên mỗi năm, sau mỗi kỳ thu hoạch để cây ra đọt non mới. Các cành nhỏ yếu, cành vượt trong tán, cành bệnh, cành đã rụng hết trái phải cắt tỉa bỏ ngay. Cắt tỉa sẽ tạo ra những nhánh ngắn lý tưởng, cho cây có nhánh thấp và dễ điều khiển, và nhất là tán cây thông thoáng ít sâu bệnh. Dùng các loại kéo tỉa cành nhỏ và dùng cưa để cắt các cành lớn.
    [​IMG]
    1. Bảo vệ trái:
    Bảo vệ hoa và trái non là rất quan trọng. Có thể phun các loại thuốc như: Pyrinex, Sago Super, Butyl để bảo vệ hoa lần 1 khi phát hoa dài 2-3cm để ngừa rầy chích hút. Lần phun thứ 2 khi hoa đạt kích thước tối đa. Sau đó, ngưng phun thuốc để có thể bảo vệ côn trùng có ích giúp hoa thụ phấn. Trong giai đoạn này, nếu mưa nhiều to, nhất là mưa đêm, thì sáng hôm sau cần rung cành cho rụng bớt hoa không thụ phấn, kết hợp với việc phun thuốc phòng trừ nấm gây bệnh thán thư (dùng các loại thuốc như Bendazol, Carbenzim, liều lượng theo hướng dẫn). Cứ hễ trời vừa mưa xong là phun thuốc ngay.
    Khi trái non đạt kích thước đường kính vào khoảng 1-2mm (còn gọi là đậu trứng cá), nhanh chóng phun thuốc ngừa bệnh thán thư. Dùng các loại thuốc Antracol, Viben-C, và phun Pyrinex, Fastac để ngừa sâu rầy. Khi xoài đậu trái thường là phải qua thời kỳ rụng sinh lý, kéo dài từ 35 đến 45 ngày. Sauk hi qua thời kỳ này thì xoài không bị rụng nữa. Trong giai đoạn này, bao trái là hiệu quả nhất nhằm để hạn chế việc sử dụng các thuốc trừ sâu mà vẫn có thể bảo vệ được trái xoài khỏi sâu bệnh hại, vừa giúp cho vỏ xoài trắng đẹp
    Mọi chi tiết xin liên hệ:
    Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao
    CÔNG TY TNHH XNK Nông Nghiệp Tiên Tiến Toàn Cầu
    SĐT/Zalo/Fb: 0973.401.793 - 0981.735.077 - 0971.057.088 - 0916.430.455 - 0962.209.813
    - Địa chỉ vườn ươm: Hợp tác xã giống cây trồng cổ bi, đầu thôn Vàng, ngã tư chợ Vàng - đường cổ bi - Gia lâm - Hà Nội
    - Email: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com
    - Web: giongcaytrongkinhtecao.vn
    - Trong trường hợp quý khách đăng ký làm đại lý cung cấp cây giống cho Trung tâm sẽ nhận được hỗ trợ về giá và ưu đãi lớn.
    HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
    CHÚC CÁC NHÀ VƯỜN, TRANG TRẠI TRỒNG CÂY THẮNG LỢI
     

Chia sẻ trang này