Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Bán Đặc điểm và kĩ thuật trồng cây vải thiều chiết

Thảo luận trong 'CÂY KIỂNG-ĐỒ GỖ-ĐÁ-CHIM,THÚ NUÔI.' bắt đầu bởi caygiong212, 29/3/23.

  1. Người gửi:

    caygiong212 (Offline)
  2. Địa phương:

    Toàn Quốc
  3. Tình trạng sản phẩm:

    Mới (100%)
  4. Giá mong muốn:

    50,000 (VNĐ)
  5. Hình thức giao dịch:

    Trực Tiếp
  6. Điện thoại:

    0973401793 Click để xem
  7. Zalo:

  8. Địa chỉ:

    gia lâm hà nội (Click để xem bản đồ)
  9. Thông tin chủ đề:

    Gửi 29/3/23, 0 Trả lời, 266 Đọc
  1. 29/3/23 lúc 08:14

    caygiong212

    Crazy Poster

    caygiong212
    Tham gia:
    3/12/20
    Bài viết:
    443
    Được thích:
    0
    * Đặc điểm: cây giống và trái
    Vải thiều quả nhỏ, tròn, vỏ sần, khi chín có màu đỏ, hạt màu đen tuyền hoặc không có hạt, cùi trắng dày, ăn rất ngọt, hương vị thơm ngon đặc biệt
    Quả là loại quả hạch, hình cầu hoặc hơi thuôn, dài 3–4 cm và đường kính 3 cm. Lớp vỏ ngoài màu đỏ, cấu trúc sần sùi, không ăn được nhưng dễ dàng bóc được. Bên trong là lớp cùi thịt màu trắng mờ, ngọt và giàu vitamin C, có kết cấu tương tự như của quả nho. Ở giữa quả là một hạt màu nâu, dài 2 cm và đường kính cỡ 1-1,5 cm. Hạt – tương tự như hạt của quả dẻ ngựa – có độc tính nhẹ và không nên ăn.
    [​IMG]
    Quả chín vào giai đoạn từ tháng 6 (ở các vùng gần xích đạo) đến tháng 10 (ở các vùng xa xích đạo), khoảng 100 ngày sau khi cây ra hoa. Là cây thường xanh với kích thước trung bình, có thể cao tới 15–20 m, có lá hình lông chim mọc so le, mỗi lá dài 15–25 cm, với 2-8 lá chét ở bên dài 5–10 cm và không có lá chét ở đỉnh. Các lá non mới mọc có màu đỏ đồng sáng, sau đó chuyển dần thành màu xanh lục khi đạt tới kích thước cực đại. Hoa nhỏ màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, mọc thành các chùy hoa dài tới 30 cm.
    * Kĩ thuật trồng
    Chọn đất: Cây giống vải thiều chiết không kén đất, yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày, tuy nhiên đối vỏi trồng bằng cành chiết, bộ phận rễ phát triển kém, đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và giữ cho cây khỏi lay gốc để đảm bảo tỷ lệ sống sau trồng cao. Đối với đất đồi, trồng vải phải chọn nơi có độ dốc thấp, nhất thiết phải trồng theo đường đồng mức và phải có băng cây chống xói mòn.
    Thời vụ trồng: Vụ Xuân trồng cây giống vải thiều chiết tháng 3-4 và vụ Thu trồng tháng 8-9.
    Mật độ trồng: 400 cây/ha, khoảng cách trồng 6 m x 4 m.
    [​IMG]
    Đào hố trồng cây giống vải thiều chiết: Đất bằng, thấp, đào hố rộng 70-80 cm, sâu 70 cm; đất đồi đào hố rộng 70-80 cm, sâu 80-100 cm, lớp đất mặt để một bên.
    Bón phân lót: Trước khi trồng cây giống vải thiều chiết 1 tháng, trộn 20-30 kg phân chuồng, 0,7 kg phân lân + cỏ + rác + phân xanh lấp kín đến miệng hố rồi lấp đất mặt cho bằng miệng hố.
    Trồng cây vải thiều: Khi trồng bới một lỗ nhỏ giữa hố định sẵn, sâu 15-20 cm, đặt cây rồi lấp đất kín bầu, lấy tay ấn chặt. Chú ý không dùng chân giẫm lên mặt bầu. Trồng xong đóng cọc, buộc cây vào cọc chống gió làm lay gốc-trồng xong tưới nước cho cây.
    Chăm sóc cây vải thiều:
    - Tưới nước: Sau khi trồng cây giống vải thiều chiết phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây chóng bén rễ.
    - Bón phân: Ba năm đầu dùng nước phân pha loãng để tưới. Từ năm thứ 4 trở đi hàng năm bón cho mỗi cây 40-50 kg phân chuồng + 1,5 kg đạm urê + 2kg lân + 0,7 kg kali, chia làm 3 đợt để bón.
    Đợt 1: Tháng 10-11, bón 100% phân chuồng + 40% lượng đạm + 40% lượng lân. Đợt 2: Tháng 12-1, bón thúc lúc phân hóa mầm hoa, bón 40% lượng đạm+ 30% lượng lân + 40% lượng kali. Đợt 3: Tháng 3-4, bón hết số phân cần bón trong năm.
    [​IMG]
    - Đốn tỉa, tạo hình: Ngay khi cây ở vườn ươm, tạo cho cây có một thân chính và 3 cành hướng về 3 phía. Hàng năm cắt bỏ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh. Loại bớt cành vụ đông, chăm sóc, bảo vệ cành vụ thu và vụ xuân. Khi cây ra quả bói ( ra lứa hoa, quả đầu tiên) cần cắt bỏ cho cây khoẻ.
    Phòng trừ sâu bệnh:
    - Bọ xít: Phát triển mạnh vào tháng 3-4 làm rụng quả, dùng Drotox, Bi 58 nồng độ 0,1-0,7 %, Dipterex nồng độ 1% phun trừ bọ xít non, hoặc chọn ngày tối trời rung cây, bọ xít rụng xuống bắt và diệt.
    - Sâu đục cành: sâu trưởng thành là loại xén tóc đẻ trứng lên cành, sâu non đục vào thân cành làm cành bị gẫy, khô. Dùng gai mây hoặc dây thép chọc vào lỗ trực tiếp diệt sâu. Dùng thuốc padan 15 SP, nồng độ 30-40gr/ 10 lít nước nhỏ vào lỗ sâu đục.
    - Nhện 4 chân: Miệng chích hút ở dưới mặt lá, xuất hiện những lông nhung màu đỏ, ngắt lá bị hại đem đốt hoặc dùng thuốc hoá học ortors nồng độ phun 0,05-0,1 %, Bi 58 nồng độ phun 0,1%.
    Bảo quản, chế biến: Để quả vào túi Pôlyetylen thủng, để ở nhiệt độ 7 độ C có thể giữ được 5 tuần, nhìn chung bảo quản quả tươi đối với vải là rất khó. Hiện nay, người ta chế biến vải xấy khô, vải nước đường... đều có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
    Mọi chi tiết xin liên hệ:
    Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao
    CÔNG TY TNHH XNK Nông Nghiệp Tiên Tiến Toàn Cầu
    SĐT/Zalo/Fb: 0973.401.793 - 0981.735.077 - 0971.057.088 - 0916.430.455 - 0962.209.813
    - Địa chỉ vườn ươm: Hợp tác xã giống cây trồng cổ bi, đầu thôn Vàng, ngã tư chợ Vàng - đường cổ bi - Gia lâm - Hà Nội
    - Email: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com
    - Web: giongcaytrongkinhtecao.vn
    - Trong trường hợp quý khách đăng ký làm đại lý cung cấp cây giống cho Trung tâm sẽ nhận được hỗ trợ về giá và ưu đãi lớn.
    HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
    CHÚC CÁC NHÀ VƯỜN, TRANG TRẠI TRỒNG CÂY THẮNG LỢI
     

Chia sẻ trang này