Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Đã đến lúc phải quản lý tài sản số, tiền số

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 4/12/24.

  1. 4/12/24 lúc 07:39

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,771
    Được thích:
    7,856
    Đã đến lúc phải quản lý tài sản số, tiền số


    Thảo luận tại hội trường về dự thảo luật Công nghiệp công nghệ số vào cuối tuần qua, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết phải có quy định về tài sản số trong dự thảo luật này.

    Người Việt sở hữu tiền số thứ 2 thế giới?

    Theo nhiều đại biểu Quốc hội, cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định về tài sản số trong dự thảo luật Công nghiệp công nghệ số. Trong đó cần phải có sự phân loại cụ thể tài sản số để có những phương án quản lý khác nhau, ví dụ như với tiền mã hóa có quy định khác; tài sản số đại diện hoặc tài sản ảo trong hệ sinh thái kỹ thuật số cũng phải có những quy định khác nhau.

    [​IMG]
    VN đang bỏ trống khung pháp lý về tài sản số, tiền số dù giao dịch thực tế rất lớn
    ẢNH: Đào Ngọc Thạch

    Trên thực tế, hoạt động giao dịch tài sản số hay tiền số tại VN khá sôi động dù chưa được công nhận. Hôm qua 1.12, tiền số Bitcoin (BTC) được giao dịch xoay quanh mức trên 96.500 USD/coin, giảm so với mức đỉnh kỷ lục trên 99.000 USD lập được vào 10 ngày trước đó nhưng vẫn là vùng giá rất cao. Từ đầu tháng 11 đến nay, sau khi Bitcoin liên tục tăng cao và phá vỡ mọi kỷ lục cũ, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, số lượng người bàn tán sôi nổi.

    Anh Ngọc Hùng, một nhà đầu tư (NĐT) tại TP.HCM, hồ hởi khoe không chỉ "về bờ" sau hơn 2 năm mà thậm chí có lãi nhờ kiên quyết không bán các đồng tiền số dù "lỗ sấp mặt" trước đó. Tuy nhiên những cá nhân có lời vẫn được cho là số hiếm. Theo một số NĐT, Bitcoin có giá quá cao nên không phải ai cũng dám mua. Hầu hết người VN chỉ đang sở hữu các đồng Altcoin (các loại tiền số khác ngoài Bitcoin) thì lại không lên giá mạnh. Chẳng hạn, ETH hiện được giao dịch quanh mốc 3.700 USD, khá cao nếu so với mức 2.000 USD hồi đầu năm. Hồi tháng 5, đồng tiền này có thời điểm hồi phục lên đến trên 4.000 USD và so với mốc cao nhất mọi thời đại 4.900 USD ở 3 năm trước, hiện ETH vẫn còn ở khá xa…

    Ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia về thị trường tài chính, cũng cho rằng ngoài Bitcoin, chỉ có 2 - 3 đồng Altcoin tăng giá trong giai đoạn này nên số lượng NĐT "thắng" trên thị trường không nhiều. Đó là chưa kể một số NĐT do đã thua lỗ nhiều trước đó nên cũng không tham gia. Dù vậy, đà tăng giá vùn vụt của Bitcoin khiến các NĐT gia tăng kỳ vọng vào các đồng tiền số. "Trên một số diễn đàn đầu tư nói chung, thậm chí có nhiều bạn môi giới chứng khoán gần đây do thị trường giao dịch thấp, cổ phiếu tăng giảm lình xình nên cũng khoe chuyển sang lướt sóng tiền số có lãi. Nhưng tôi trao đổi với nhiều người có tham gia trước đây thì do đa số mua Altcoin nên có cái vẫn chưa hòa vốn, về bờ. Do vậy, dù Bitcoin lập đỉnh mới, tăng vùn vụt nhưng không phải ai cũng có lời", ông Phan Dũng Khánh nhận xét.

    Nhiều báo cáo nghiên cứu, thống kê đều cho thấy VN đang đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người và hằng năm có khoảng 120 tỉ USD tiền mã hóa được đổ vào nước ta. Cụ thể như đầu tháng 5, theo thống kê của cổng thanh toán tiền điện tử Triple-A, VN đứng thứ hai trong danh sách quốc gia có tỷ lệ người dân sở hữu tiền số cao nhất thế giới. Cụ thể, với tỷ lệ 21,2% dân số sở hữu tiền số, VN chỉ đứng sau UAE với tỷ lệ 34,4% và cao hơn Mỹ (15,6%). Hồi tháng 3, dữ liệu từ công ty nghiên cứu blockchain Chainalysis của Mỹ cũng cho thấy người chơi tại VN kiếm lời từ tiền số nhiều thứ ba thế giới, lợi nhuận đạt 1,18 tỉ USD trong năm 2023. VN cũng là một trong 8 nước có lợi nhuận từ tiền số đạt trên 1 tỉ USD. Một thống kê khác của tờ Wall Street Journal hồi tháng 5.2023 cũng chỉ ra người Việt giao dịch tiền số nhiều thứ tư thế giới trên sàn giao dịch Binance. Theo đó, các NĐT VN giao dịch khoảng 20 tỉ USD, và hình thức Future (hợp đồng tương lai) chiếm 90%…

    Pháp lý bỏ trống, rủi ro cho người giao dịch lẫn quản lý

    Triple-A nhận định VN hiện không cho phép giao dịch hàng hóa bằng tiền số nhưng việc sở hữu tiền số vẫn trong "vùng xám", khiến đây trở thành loại tài sản hấp dẫn. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI, nhấn mạnh hơn chục năm qua, thực tế tiền số đã tồn tại và được giao dịch nhiều nhưng chưa có quy định nào đặt ra vấn đề quản lý. Nhiều ý kiến đã đề xuất và thậm chí Chính phủ cũng đã giao các cơ quan liên quan nghiên cứu nhưng hầu như vẫn "nâng lên đặt xuống" mà chưa ban hành quy định nào. Những thông báo từ Ngân hàng Nhà nước chỉ là tuyên bố không chấp nhận tiền số là phương tiện thanh toán và cũng không đồng nghĩa cấm giao dịch tiền số.

    "Tài sản số nói chung hay tiền số hiện đã phát triển, liên quan đến nhiều người và là xu hướng của thế giới. Vì vậy VN phải có khung pháp lý để điều chỉnh chứ không thể bỏ lửng như nhiều năm qua. Đồng ý là cấm tiền số làm phương tiện thanh toán nhưng không nên cấm giao dịch, biếu tặng, chuyển giao thừa kế. Chúng ta phải có quy định chi tiết như định nghĩa về tài sản số, tiền số.

    Tiếp theo sẽ hạn chế cái gì, ra điều kiện nào hay hoạt động gì phải đăng ký... Từ đó sẽ xem xét áp dụng thu thuế trong giao dịch tài sản này như thế nào. Nếu bỏ ngỏ sẽ có nhiều hệ lụy kéo theo. Người dân thì không biết đâu là đúng, đâu là sai nên dễ dàng bị lôi kéo, lừa đảo do mập mờ, nhà nước cũng bị thất thu thuế khi lượng giao dịch được thống kê khá lớn", luật sư Trương Thanh Đức chia sẻ.

    Đồng quan điểm, ông Phan Dũng Khánh cũng cho rằng VN chưa có bất kỳ quy định nào cấm giao dịch tiền số nên có thể nói hoạt động này đang nằm trong "vùng xám", chưa rõ ràng về pháp lý. Điều này khiến các NĐT tham gia gặp nhiều bất lợi. Trong khi đó, nếu số liệu thống kê từ các tổ chức nói trên là đúng thì số tiền hơn trăm tỉ USD giao dịch hằng năm là rất lớn. Việc thiếu khung pháp lý khiến nhà nước bị thất thu một khoản thuế không nhỏ. Vì vậy theo ông Khánh, VN có thể tham khảo một số quy định của các nước trong lĩnh vực này nhưng nên theo hướng khuyến khích phát triển công nghệ nền tảng trong lĩnh vực tài sản số, tiền số như Blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI)… vì cũng được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực khác. Hơn nữa, quy định cần theo hướng quản lý chặt yếu tố đầu cơ và lừa đảo bởi tiền số hoạt động trên không gian số và mang tính quốc tế nên phức tạp và các đối tượng cũng dễ thực hiện hành vi lừa đảo hơn.

    Nhiều sàn tiền ảo tổ chức hội thảo, kêu gọi người đầu tư

    Theo Hiệp hội Blockchain VN, tại VN hiện nay có nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài sản ảo nhưng không rõ ràng về thông tin như CrossFi, Mineplex, ALEO… Họ tổ chức những hội thảo kín, lợi dụng hình ảnh của nhiều người nhằm tạo uy tín để huy động tiền từ người tham gia. Chẳng hạn như CrossFi tổ chức các hội thảo lên đến hàng nghìn người và huy động số tiền lên đến 3.000 tỉ đồng tại VN. Bên cạnh đó, hiện có rất nhiều sàn giao dịch tiền ảo như Binance, Mexc, BingX, Gate.io… tổ chức tiếp thị quảng bá dịch vụ tài sản ảo tràn lan không phép. Ngoài ra, một số sàn, khi Hiệp hội Blockchain liên hệ sau khi nhận phản ánh của người dùng bị lừa đảo, lại không hợp tác để giải quyết. Việc thiếu khung pháp lý khiến người tham gia giao dịch tài sản số đang gặp các rủi ro như rủi ro về công bố thông tin; rủi ro về tài chính; rủi ro về dữ liệu cá nhân...


    https://thanhnien.vn/da-den-luc-phai-quan-ly-tai-san-so-tien-so-185241201223459936.htm
     
  2. 4/12/24 lúc 17:35

    Minh Hùng Mobile

    Crazy Poster

    Minh Hùng Mobile
    Tham gia:
    15/3/10
    Bài viết:
    479
    Được thích:
    137
    nên quản lý mấy ông lớn á dân nghèo lấy cm gì quản lý
     
    vunh2303 thích bài này.
  3. 4/12/24 lúc 17:42

    vunh2303

    Insane Poster

    vunh2303
    Tham gia:
    22/4/17
    Bài viết:
    609
    Được thích:
    177
    Chứng khoán trong nước còn ê hề
     

Chia sẻ trang này