Ẩn / Hiện Quảng Cáo

Công nghệ in 3D để tái tạo rạn san hô

Thảo luận trong 'THÔNG TIN CÔNG NGHỆ KHOA HỌC.' bắt đầu bởi NguyenLong248, 25/1/21.

  1. 25/1/21 lúc 10:24

    NguyenLong248

    Administrator

    NguyenLong248
    Tham gia:
    28/3/07
    Bài viết:
    9,482
    Được thích:
    7,681
    Hong Kong sử dụng công nghệ in 3D để tái tạo rạn san hô

    [​IMG]

    Nhằm tái tạo lại rạn san hô trong công viên hải dương, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ in 3D để hỗ trợ san hô phát triển và sinh sản. Theo đó, các chuyên gia sẽ dùng những viên gạch được thiết kế mô phỏng hình dạng san hô để hỗ trợ sự phát triển của san hô tại đây.

    Công viên hải dương Hoi Ha Wan với diện tích 2,6 km2 là nhà của hơn 60 loài san hô và nhiều loài thực động vật khác. Tuy nhiên cách đây 2 năm cơn bão Mangkhut quét qua để lại nhiều thiệt hại, ước tính cơn bão này đã phá huỷ 80% số lượng san hô trong vùng và không còn khả năng hồi phục. Bên cạnh đó, các rạn san hô còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Theo các chuyên gia nhận định nếu để san hô hồi phục tự nhiên, có lẽ sẽ mất đến vài thập kỷ để số lượng trở lại như cũ.

    [​IMG]

    Tình trạng đại dương ấm lên dẫn đến xuất hiện hàng loạt các cơn bão gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng có đến 75% rạn san hô trên hành tinh đang bị đe doạ bởi biến đổi khí hậu và các tác động của con người.

    Trên thực tế, san hô đóng vai trò quan trọng trong đại dương như tạo môi trường sống, nơi trú ẩn cũng như bảo vệ trứng và con của loài sinh vật. Có thể bạn chưa biết rằng khoảng 500 triệu người trên khắp thế giới sinh sống dựa vào nguồn thu du lịch từ san hô, ngoài ra chúng còn là nguồn thực phẩm không thể thiếu ở một số nơi.

    [​IMG]

    Nhận thức được tầm quan trọng của san hô, nhóm các nhà khoa học đã thực hiện dự án nhằm giúp tái tạo lại san hô. Cụ thể họ sẽ dùng loại gạch đặc biệt có tên là “gạch san hô” được in 3D từ đất sét và các chất kết dính thân thiện với môi trường. Sau đó những viên gạch này sẽ được nung ở nhiệt độ 1125 độ C để cứng cáp thành hình. Được biết thiết kế của viên gạch được lấy cảm hứng từ hình dạng tự nhiên của san hô, trông như những nếp nhăn trên vỏ não.

    [​IMG]

    Tiếp đến người ta sẽ đặt mảnh san hô vào bên trong mỗi viên gạch, từ đó sẽ ngăn cát làm hỏng san hô cũng như hỗ trợ san hô tiếp cận được nhiều ánh sáng tự nhiên và chất dinh dưỡng hơn. Nhằm tạo môi trường đa dạng sinh học cho các loài sinh vật biển khác phát triển mạnh, các nhà nghiên cứu cũng đã tái tạo nhiều loại san hô khác nhau với hình thức tăng trưởng cũng khác nhau. Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia cũng cho biết loại gạch này sẽ bị xói mòn theo thời gian, điều đó đồng nghĩa với việc sau vài thập kỷ đến, những gì còn lại dưới biển chỉ là san hô thật sự.

    Theo Euronews
     

Chia sẻ trang này